[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Do nhu cầu cao trên toàn cầu, ước xuất khẩu thực phẩm cho thú nuôi năm 2022 tăng 32% so với năm 2021 tính theo đồng baht, và con số này dự báo đạt mức tăng 20% trong năm 2023.
- AFIA: Tiềm năng thị trường thức ăn thú cưng tại Việt Nam là rất lớn
- Chi bộn cho thú cưng: Từ yoga cho chó đến trị liệu cho mèo
- TP Hồ Chí Minh: Làm đẹp cho thú cưng ngày càng được quan tâm
Trong năm 2021, Thái Lan là nước xuất khẩu thực phẩm cho thú nuôi, cụ thể là cho chó và mèo, lớn thứ 3 thế giới. Xuất khẩu thực phẩm cho thú nuôi của Thái Lan tăng chủ yếu do trong đại dịch, mọi người dành thời gian ở nhà nhiều hơn và thay đổi hành vi liên quan đến nuôi thú cưng..
Thái Lan có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm cho thú nuôi trên thị trường thế giới, đặc biệt là thực phẩm cho chó. Bộ Thương mại nước này cam kết đưa Thái Lan trở thành nước sản xuất và xuất khẩu thực phẩm cho thú nuôi dẫn đầu thế giới.
Năm 2021, Thái Lan là nước xuất khẩu thực phẩm cho chó và méo lớn thứ 3 thế giới, chiếm 9,7% thị phần thị trường thế giới, theo sau Đức (12,6%) và Mỹ (9,9%). Thái Lan có lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí lao động thấp hơn so với các nước phát triển, các ngành chế biến thực phẩm thú nuôi đang phát triển mạnh.
Với ngày càng nhiều người đối xử với thú nuôi như thành viên gia đình và dành sự chăm sóc đặc biệt cho sức khỏe của thú cưng, nhu cầu đối với các sản phẩm cho thú nuôi đáng tin cậy và chất lượng cao, không hóa chất hoặc các chất tổng hợp đang ngày càng tăng. Bên cạnh đó, Thái Lan có nguồn nguyên liệu thô dồi dào cho sản xuất nhiều loại thức ăn chăn nuôi như thịt, rau quả cũng như các loại gia vị và thảo mộc địa phương.
Năm 2021, xuất khẩu thực phẩm thú nuôi của nước này đạt 6,54 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2020. Top 5 thị trường xuất khẩu của Thái Lan là Mỹ (30%), Nhật Bản (14,7%), Malaysia (7,1%), Ý (6,7%) và Úc (5,9%). Xuất khẩu thực phẩm cho thú nuôi sang ASEAN và các nước Nam Á, đặc biệt là Indonesia và Ấn Độ, ghi nhận tăng trưởng liên tục, được dự báo sẽ trở thành các thị trường quan trọng cho Thái Lan trong tương lai.
Thị trường thực phẩm cho thú nuôi có giá trị 94,8 tỷ USD trong năm 2021 và dự báo đạt tốc độ tăng trưởng kép 4,4%/năm trong giai đoạn 2022-2030. Nhu cầu thực phẩm cho thú nuôi tăng trưởng ổn định tại nhiều khu vực trên thế giới do mọi người ngày càng nuôi nhiều thú nuôi trong các giai đoạn phong tỏa chống dịch.
P.V
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang: Nhiều hoạt động sáng tạo
- Nhập khẩu bột thịt xương từ Australia tăng đột biến
Tin mới nhất
T7,28/01/2023
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất