Đa dạng thực phẩm thay thế thịt heo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Đa dạng thực phẩm thay thế thịt heo

    Giá thịt heo tiếp tục biến động khó lường. Đến thời điểm này, giá heo hơi đã ở ngưỡng 75.000 đồng/kg và giá thịt heo bán lẻ ngoài chợ tăng lên mức 150.000-200.000 đồng/kg, tùy loại.

     

    Trước nguy cơ thiếu hụt thịt heo, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp (DN) đưa ra hàng loạt giải pháp để chặn cơn sốt thịt heo. Một trong số đó là vận động người dân, các đơn vị chế biến thực phẩm tăng cường sử dụng thịt heo đông lạnh hoặc các loại thực phẩm khác để thay thế thịt heo nóng.

     

    Tăng sản lượng thịt và trứng gia cầm từ 10%-30%
    Theo Sở Công thương TPHCM, tết năm nay, TP chuẩn bị lượng hàng hóa thiết yếu tăng bình quân từ 14,6%-17,3% so với kế hoạch UBND TP giao và tăng 21%-28% so với kết quả thực hiện Tết Kỷ Hợi 2019. Tổng giá trị các mặt hàng mà DN chuẩn bị sản xuất, dự trữ cung ứng cho 2 tháng trước và sau tết là 19.027,3 tỷ đồng, tăng 602,5 tỷ đồng (3,27%) so với nguồn vốn chuẩn bị Tết Kỷ Hợi 2019 (18.424,8 tỷ đồng), trong đó giá trị nguồn hàng bình ổn thị trường là 7.244,9 tỷ đồng.

     

    Riêng tháng cao điểm phục vụ tết từ ngày 26-12-2019 đến 24-1-2020 (từ ngày 1 đến 30 tháng Chạp Âm lịch), tổng giá trị hàng hóa của các DN chuẩn bị là 10.224,5 tỷ đồng. Theo đó, nhiều nhóm hàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 20%-53,2% nhu cầu thị trường như: thịt gia cầm (chiếm 53,2%), trứng gia cầm (48,6%), thực phẩm chế biến (28,1%), thịt gia súc (21%), dầu ăn (27,5%), gạo (31,5%)…

    Đa dạng thực phẩm thay thế thịt heo

    Cá, một trong những mặt hàng có thể thay thế thịt heo
    Ảnh: THÀNH TRÍ

     

    Tuy nhiên, tại cuộc họp với các DN chủ lực của TP về triển khai kế hoạch hàng tết, cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM vào ngày 20-11 vừa qua, Sở Công thương đã yêu cầu các DN tiếp tục điều phối mặt hàng thịt heo, thịt gà, thịt vịt, trứng gia cầm và thực phẩm chế biến các loại theo hướng tăng thêm từ 10%-30% so với kế hoạch nêu trên, nhằm giảm áp lực về nguồn cung thịt heo.

     

    Trước yêu cầu này, các DN khẳng định việc tăng sản lượng đàn gia cầm để cho thịt và trứng đang gặp khá nhiều thuận lợi, do giá thức ăn chăn nuôi từ đầu năm đến nay tương đối ổn định. Mặt khác, chăn nuôi gia cầm không bị dịch bệnh nên việc tăng tổng đàn không gặp khó khăn.

     

    Bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà, thông tin đối với mặt hàng gà ta, quy trình nuôi từ 2-3 tháng là cho sản phẩm, riêng gà công nghiệp có thời gian nuôi ngắn hơn rất nhiều, khoảng 35 ngày là có thể giết thịt. Do vậy, tết năm nay lượng thịt gia cầm chắc chắn sẽ không thiếu. Công ty có đủ khả năng để dự trữ lượng thịt gia cầm tăng thêm 30% như yêu cầu của Sở Công thương.

     

    Công ty Ba Huân cũng đã chuẩn bị 27,5 triệu quả trứng gà, hơn 17 triệu quả trứng vịt, 750 tấn gà công nghiệp và 102 tấn thực phẩm chế biến phục vụ mùa tết. Nguồn hàng dự trữ này tăng hơn 10% so với kế hoạch đã đăng ký với Sở Công thương. “Chúng tôi đã đưa vào khai thác giai đoạn 1 trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An có quy mô 40ha, tổng đàn trên 1 triệu con gà đẻ trứng nên có thể cung ứng đầy đủ trứng gia cầm cho nhu cầu người dân với giá cả ổn định”, đại diện Công ty Ba Huân khẳng định.

     

    Nhiều nguồn hàng tiếp ứng

     

    Bên cạnh việc cung ứng số lượng lớn thịt gia cầm, nhiều DN chủ lực tại TPHCM còn nỗ lực trong việc nhập khẩu thêm mặt hàng thịt heo đông lạnh và tăng cường sản xuất các sản phẩm chế biến từ thịt và trứng gia cầm để tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong dịp tết. Đây cũng năm đầu tiên công ty Ba Huân đưa ra thị trường sản phẩm lạp xưởng gà, gà tiềm, thay thế thịt heo.

     

    Công ty Vissan cho hay đã chuẩn bị trên 7.500 tấn hàng hóa trị giá 800 tỷ đồng, gồm 2.500 tấn thịt tươi sống heo, bò (tăng 5% so với cùng kỳ), 5.000 tấn thực phẩm chế biến (tăng 17% so với năm trước). Theo đại diện của Vissan, ngay từ tháng 6-2019, công ty đã chuẩn bị nguồn nguyên liệu sản xuất, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường trước, trong và sau tết với nguồn hàng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá cả ổn định.

     

    Trong đó, Vissan đã nhập khẩu 2.500 tấn thịt heo đông lạnh để sản xuất các mặt hàng thực phẩm chế biến, thay thế cho nguồn heo trong nước. Các sản phẩm nổi bật mùa tết năm nay của Vissan là thịt heo thảo mộc, nước xương hầm, chả bò vị Đà Nẵng, xúc xích Super 5, phá lấu, chả giò hải sản Ngon Ngon, da heo giòn vị tỏi ớt, giò lụa Hương Việt, giò lụa Hương Quê và “thịt heo kho trứng” cải tiến phù hợp với hương vị truyền thống Việt Nam. Cùng với đó, công ty còn chuẩn bị sản phẩm thịt heo đông lạnh đóng gói (trọng lượng từ 1-2kg) để đáp ứng thị trường khi giá thịt heo tươi biến động.

     

    Tương tự, Công ty Sài Gòn Food khởi động mùa tết khá sớm với hơn 2.000 tấn hàng thành phẩm, tăng hơn 33% so với Tết Kỷ Hợi, với mục tiêu tăng trưởng 25% tại thị trường nội địa vào tết này. Sản phẩm mới nhất của Sài Gòn Food là bánh chưng được sản xuất bằng công nghệ hiện đại với thời hạn bảo quản đến 3 tháng, combo tiệc tết, combo cháo 7 ngày dinh dưỡng, bộ sản phẩm lẩu tết với 2 hương vị, gồm lẩu Thái, lẩu hải sản.

     

    Các thương hiệu khác cũng đưa ra thị trường nhiều sản phẩm thủy hải sản như chả giò, tôm tẩm bột, khổ qua nhồi cá thác lác, khổ qua nhồi cá basa, đậu hũ nhồi cá ba sa, cá trứng tẩm bột, cá saba nướng, cá thác lác tẩm gia vị, càng cua bách hoa, chạo tôm, gà hun khói, vịt hun khói, lạp vịt… Điểm qua các sản phẩm đang bày bán trên thị trường, có thể thấy các nhà sản xuất trong nước đã tận dụng nguyên liệu từ tôm, cá, ốc, nước luộc thủy sản, rau củ, gạo, bắp… để cung cấp cho người tiêu dùng thực đơn món ăn tiện dụng như xôi hải sản chiên, lẩu, BBQ (đặc sản nướng), kho…

     

    Gần đây, nhiều hệ thống siêu thị cũng tìm thêm nhiều mặt hàng đặc sản như các loại cá nướng, hút chân không (gồm cá bống, cá thu, cá hồng, cá bạc má); các loại đặc sản tươi sống từ Phú Quốc như mực ống, cá thu, cá hồng, cá ngát, cá chẽm, cá bống mú, tôm, sò… để phục vụ khách hàng.
    Chị Nguyễn Minh Hạnh (ở chung cư Mỹ An, quận Thủ Đức) cho biết, đến các siêu thị, cửa hàng tiện lợi có thể thoải mái lựa chọn các loại thực phẩm từ tươi sống đến sơ chế, chế biến. Gia đình cũng không có nhu cầu dùng thịt heo trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày vì đã có quá nhiều loại thực phẩm thay thế. Cháu Đ.U.Như, học sinh lớp 12 Trường Quốc tế TPHCM, kể rằng ngay sau khi dịch tả heo châu Phi lây lan sang Việt Nam, nhà trường đã yêu cầu căn tin ngưng đưa thịt heo vào thực đơn chế biến các món ăn và thay vào đó là tăng cường các loại xà lách từ rau củ quả, thịt gà, thủy hải sản. “Không có thịt heo thì suất ăn trong trường vẫn rất

     

    Tường Dân

    Nguồn: Sài Gòn Đầu Tư

    Khuyến khích sử dụng thịt heo đông lạnh

     

    Tại buổi làm việc với các DN chủ lực về triển khai hàng tết, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết sở đang thực hiện các giải pháp để cân đối cung – cầu và giá cả các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là thịt heo. 

     

    Thứ nhất, khuyến khích các đơn vị có chức năng nhập khẩu tăng cường nhập khẩu thịt heo đông lạnh. Thịt đông lạnh sẽ cung cấp vào chuỗi nhà hàng, bếp ăn tập thể và công ty sản xuất thực phẩm chế biến như xúc xích, lạp xưởng, dăm bông, giò chả…

     

    Thứ hai, các đơn vị cung ứng thịt gà, thịt bò, vịt… tăng cường sản lượng để bù đắp nguồn thịt heo thiếu hụt. 
    Thứ ba, đối với các hệ thống siêu thị có bán thực phẩm sơ chế và nấu chín tại chỗ như Saigon Co.op, Satra, Aeon… tăng cường sử dụng nguyên liệu là thịt heo đông lạnh trong việc chế biến thịt kho tàu, gói bánh chưng, bánh tét, khổ qua nhồi thịt, chả giò và nhiều loại thức ăn khác, góp phần giảm nhu cầu tiêu dùng thịt tươi.

     

    Thứ tư, chúng tôi mong người dân hiểu rằng việc sử dụng thịt đông lạnh vẫn đảm bảo chất lượng vì thịt heo được nhập từ các nước có quy trình chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ. Cách cấp đông cũng được bảo quản ở mức tốt nhất nên người dân hoàn toàn có thể sử dụng thịt đông lạnh trong bữa ăn hàng ngày của gia đình. Bên cạnh đó, ngành công thương TP đang tăng cường nhiều mặt hàng vào diện bình ổn giá như thịt gà, thịt vịt, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến các loại, rau củ quả… nên người dân có thể lựa chọn thay thế cho thịt heo. Nếu người tiêu dùng ủng hộ thì tình trạng biến động về cung – cầu, giá cả thịt heo trong thời gian tới cũng không đáng lo ngại.

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.