Kinh nghiệm phòng chống rét cho vật nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Kinh nghiệm phòng chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông năm nay dự báo có nhiều đợt không khí lạnh tăng cường gây rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng.

     

    Thời tiết xấu ảnh hưởng đến chăn nuôi, nhất là chăn nuôi chăn thả. Người dân cần chủ động phòng chống rét cho vật nuôi như sau:

     

    1. Với trâu, bò, ngựa

    Kinh nghiệm phòng chống rét cho vật nuôiChống rét cho trâu bò. (Ảnh minh họa)

     

    Trâu bò rất mẫn cảm với thời tiết giá rét nên người nuôi cần chủ động dự trữ thức ăn như cỏ khô, rơm khô để cho gia súc ăn trong những ngày nhiệt độ xuống thấp. Có thể ủ chua thức ăn là cỏ, rơm khô với men vi sinh hay băm nhỏ chúng trộn với cám gạo, bã đậu, theo tỷ lệ 2:1 để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi. Dự trữ củi đốt để sưởi ấm cho con vật khi nhiệt độ xuống dưới 15 độ C. Chuồng nuôi nhốt được quây kín bằng bạt để tránh gió lùa, nền chuồng luôn khô ráo và hằng ngày dọn dẹp các chất thải, thức ăn thừa sạch sẽ. Với nền chuồng đất nên đặt những tấm ván gỗ hay phủ rơm khô, trấu khô làm lớp lót nền dày 10-20 cm tránh trâu bò bị cước chân. Không thả gia súc ra ngoài và cho làm việc những ngày mưa lạnh; nước uống sạch ấm, có pha thêm muối và quấn thêm chăn cũ, bao tải gai… quanh người gia súc, dùng bàn chải khô chải nhẹ đều dọc chân gia súc nhằm làm ấm, tránh cước chân. Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn nhiều tinh bột như cơm, cháo vì sẽ làm cho con vật bị chướng hơi dạ cỏ dễ chết.

     

    2. Với lợn, gà

     

    Không chăn thả vật nuôi ra những ngày giá lạnh, nuôi nhốt trong chuồng có thắp đèn sưởi và chế độ ăn vẫn được duy trì và bảo đảm, cho uống nước sạch ấm có bổ sung thêm điện giải (B-Coplex, vitamin C…). Sử dụng đèn sưởi, máy sưởi cho vật nuôi nhỏ, trưởng thành, đang sinh sản được nuôi nhốt riêng với mức nhiệt phù hợp, thuận lợi cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt. Nơi nuôi nhốt được quây kín bằng bạt tránh gió lùa, mưa hắt, có lớp trấu lót nền dày khoảng 5-10 cm và định kỳ vệ sinh nơi nuôi nhốt sạch sẽ, khô thoáng.

     

    3. Với dê

     

    Người chăn nuôi dê cần chủ động dự trữ cỏ khô, rơm khô hoặc  rau củ quả theo mùa vụ (cải bắp, su hào, cà rốt loại) để bảo đảm đàn dê luôn đủ thức ăn trong mùa rét. Không chăn thả dê ra ngoài khi nhiệt độ hạ thấp dưới 15 độ C, nên nhốt trong chuồng nuôi được quây kín bạt, nền chuồng thường xuyên được dọn dẹp chất thải và thức ăn vương vãi để luôn khô thoáng. Cho dê uống nước ấm có pha thêm chất điện giải và đốt sưởi ấm khi nhiệt độ xuống thấp. Dê non và dê mẹ nên nuôi nhốt riêng, có thiết bị sưởi ấm. Cũng như trâu bò, dê không ăn được chất tinh bột như cơm, cháo nhằm tránh chướng bụng đầy hơi và chết.

     

    Lưu ý: Người chăn nuôi tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi theo đúng định kỳ và thường xuyên theo dõi chúng để có biện pháp xử lý kịp thời những con bị ốm bệnh.

     
     
    Nguyễn Thị Hồng Hải
     
    (Trạm Khuyến nông huyện Nam Sách)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.