[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nói đến con dê và chăn nuôi dê hầu hết người Việt Nam đều biết, vì dê được nuôi ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và nhiều cửa hàng ăn thương hiệu là dê như: Nhất dê, Lẩu dê quán, Dê núi, Dũng râu – lẩu dê…. Cừu và chăn nuôi cừu so với dê còn hạn chế bởi sự xuất hiện của nó ở nước ta muộn hơn rất nhiều so với dê. Mặt khác, sự lan tỏa và phổ cập trong chăn nuôi của cừu cũng hạn chế. Trong những năm trở lại đây, từ nhu cầu của thực tế sản xuất và nhu cầu tiêu thụ thịt, sữa của dê, cừu, tăng nhanh nên chăn nuôi cừu, dê đã tăng trưởng mạnh. Nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng với quốc tế, sản phẩm của dê, cừu có thể cạnh tranh và đứng vững trước những cơn bảo của thị trường. Bài viết này sẽ nêu lên những suy nghĩ về việc phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn hai loại vật nuôi này ở nước ta trong thời gian tới.
I. Chăn nuôi dê, cừu ở nước ta trong thời gian qua
1. Tăng trưởng của dê, cừu trong giai đoạn 2013 -2017
Bảng 1: Số lượng dê, cừu ở nước ta giai đoạn 2013-2017
Năm |
Số lượng Dê (con) |
% tăng giảm so với năm trước |
Số lượng Cừu (con) |
% tăng giảm so với năm trước |
2013 |
1.334.328,0 |
– |
11.093.0 |
– |
2014 |
1.600.275,0 |
19,93 |
68.579,0 |
18,22 |
2015 |
1.777.644,0 |
11,08 |
107.607,0 |
56,90 |
2016 |
2.021.003,0 |
13,69 |
126.133,0 |
17,22 |
2017 |
2.556.268,0 |
26,49 |
168.128,0 |
33,29 |
(Nguồn, Tổng cục Thống kê, 01/10/2017).
Từ số liệu ở bảng 1, nhận thấy số lượng dê, cừu từ 2013 đến nay tăng trưởng rất tốt, luôn luôn vượt hai con số. Đối với dê, tăng trưởng năm 2014 so với năm 2013 là 19,93%; năm 2017 so với năm 2016 là 26,49%. Ở Cừu, năm 2014 số lượng cừu tăng so với năm 2013 là 18,22%, năm 2017 so với năm 2016 con số này đã tăng lên 33,29%. Đặc biệt năm 2015 số lượng cừu tăng vượt so với năm 2014 là 56,90%.
2. Sự phân bố đàn dê, cừu ở nước ta năm 2017.
Có thể thấy sự phân bố đàn dê, cừu nước ta qua số liệu, bảng 2 dưới đây.
Bảng 2: Phân bố đàn dê, cừu của nước ta qua số liệu ngày 01/10/ 2017
Vùng |
Số lượng Dê (con) |
Tỷ lệ % dê ở các vùng |
Số lượng Cừu (con) |
Tỷ lệ % cừu ở các vùng |
Cả nước |
2.556.268,0 |
100,00 |
168.128,0 |
100,00 |
ĐB. Sông Hồng |
104.599,0 |
4,09 |
342,0 |
0,02 |
Trung du và MN |
945.296,0 |
36,08 |
00,0 |
0,00 |
Bắc TB và DHMT |
623.521,0 |
24,39 |
163.944,0 |
97,81 |
Tây Nguyên |
153.074,0 |
5,99 |
1.509,0 |
0,92 |
Đông Nam Bộ |
327.715,0 |
12,82 |
1.757,0 |
1,20 |
ĐB.Sông C.Long |
402.063,0 |
15,73 |
576,0 |
0,03 |
(Nguồn, Tổng cục Thống kê, 01/10/2017).
Qua bảng 2 nhận thấy:
– Đàn dê ở nước ta được phân bố ở tất cả các vùng trong cả nước, sự phân bố này không đều ở các vùng, tập trung nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm tới 36,08%, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung chiếm 24,39%; Ít nhất là vùng Đồng Bằng Sông Hồng, chỉ chiếm 4,09%, vùng Tây Nguyên, chiếm 5,99%; Đông Nam Bộ, 12,82% và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 15,73%. Ngược lại với dê, đàn cừu có tới 97,81% tập trung tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, Các vùng khác cũng có nhưng không đáng kể, đặc biệt vùng Trung du và miền núi phía Bắc không có con cừu nào.
– Sự phân bổ đàn cừu đã phản ánh lên tập quán, truyền thống và kinh nghiệm chăn nuôi, đồng thời nó cũng thể hiện sự thích ứng của vật nuôi này với các môi trường sống bên ngoài. Dê thích ăn cây cỏ, ngọn lá, thích leo trèo nên thích sống ở vùng đồi núi, cây cỏ nhiều. Cừu thích hợp với khô, hạn và chịu dựn được kham khổ…
Để thấy rõ hơn sự phân bổ đàn dê, cừu ở nước ta, có thể xem thêm bảng 3 bên dưới
Bảng 3: 10 tỉnh nuôi dê, cừu nhiều nhất ở nước ta năm 2017
|
Tỉnh nuôi dê |
SL.dê(con) |
Tỉnh nuôi cừu |
SL.cừu (con) |
1 |
Sơn La |
237.786,0 |
Ninh Thuận |
160.928,0 |
2 |
Nghệ An |
234.888,0 |
Khánh Hòa |
2.908,0 |
3 |
Hà Giang |
166.795,0 |
Bến Tre |
1.233,0 |
4 |
Bến Tre |
160.341,0 |
Đồng Nai |
1.022,0 |
5 |
Đồng Nai |
155.772,0 |
Đắc Lắc |
505,0 |
6 |
Ninh Thuận |
137.967,0 |
Bà Rịa–Vũng Tầu |
471,0 |
7 |
Tiền Giang |
136,254,0 |
Hưng Yên |
320,0 |
8 |
Thanh Hóa |
135.678,0 |
Trà Vinh |
232,0 |
9 |
Bình Phước |
103.513,0 |
Tiền Giang |
144,0 |
10 |
Điện Biên |
79.227,0 |
Đồng Tháp |
120,0 |
|
Cả nước |
2.556.268,0 |
Cả nước |
168.128,0 |
(Nguồn, Tổng cục Thống kê, 01/10/2017).
Qua bảng 3 thấy rõ:
- Dê phần lớn được tập trung ở các tỉnh có đồi, núi, cây xanh nhiều hơn.
- Cừu được nuôi ở các tỉnh khô hạn hơn, các tỉnh khácđang nuôi ở giai đoạn thử nghiệm nên số lượng ít.
3. Sản phẩm chăn nuôi dê, cừu cung cấp
Chăn nuôi dê, cừu cung cấp nhiều sản phẩm thiết thực cho xã hội. Phân dê, cừu quay lại cải thiện độ phì cho đất, làm tăng năng suất cho cây trồng; lông, da, sừng móng của cừu, dê là nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp nhẹ; sữa dê cung cấp dinh dưỡng cho người tiêu dùng đặc biệt đối với trẻ em, người già và làm đẹp cho phụ nữ. Các sản phẩm nêu trên của dê, cừu không có số liệu thống kê, không có phân tích và đánh giá, mặc nhiên chúng ta công nhận. Sản phẩm thịt dê, cừu cung cấp trong ba năm qua từ 2015 -2017 được phản ánh qua bảng 4 dưới.
Bảng 4: Thịt dê, cừu từ năm 2015 -2017
Năm |
Thịt dê (tấn) |
Thịt cừu (tấn) |
Tổng Thịt dê, cừu (tấn) |
% tăng/giảm so với năm trước |
2015 |
19.950,0 |
1.886,9 |
21.836,0 |
– |
2016 |
21.142,2 |
1,480,3 |
22.622,5 |
3,60 |
2017 |
26.259,3* |
1.887,1** |
28.416,4 |
25,61 |
(Nguồn, Tổng cục Thống kê, 01/10/2017).
*Thịt dê năm 2017 so với 2016 tăng trưởng: 24,20%;
** Thịt cừu năm 2017 so với năm 2016 tăng trưởng 27,48%.
Qua bảng 4 nhận thấy:
Thịt hơi dê, cừu cung cấp cho tiêu dùng trong nước tăng lên từ năm 2015 tới 2017. Năm 2016 so với năm 2015 sự tăng trưởng của chỉ tiêu này không nhiều chỉ 3,60%, nhưng năm 2017 so với năm 2016 tăng lên 25,61%. Sự tăng này do (-) thịt dê tăng trưởng 24,20%,(-) thịt cừu tăng 27,48%.
II. Tiềm năng chăn nuôi dê, cừu ở nước ta
Qua nghiên cứu và theo dõi hai loại vật nuôi này, chúng tôi thấy chúng có khả năng phát triển nhanh và nhiều ở nước ta. Cơ sở để khẳng định vấn đề này dựa vào những mặt sau đây:
1. Số lượng dê của Việt Nam còn ít so với bình quân trong khu vực.
– Số lượng dê trên thế giới tăng qua các năm. Theo Đinh Văn Bình (2018), Số lượng dê năm 2005 của Thế giới là 764.510.558 con đã tăng lên 840.961.607 con năm 2010 và đạt 1.010.630.003 con năm 2015 trong đó Việt Nam có 2.556.268 con (Theo TCTK, 01/10/2017) bằng 0,25% số lượng dê thế giới năm 2015. Như vậy số lượng dê ở nước ta quá bé so với số lượng dê trên thế giới. Bảng dưới đây cho ta sự so sánh số lượng dê nước ta so với một số nước trong khu vực.
Bảng 5. So sánh diện tích đất, dân số và số lượng dê ở một số nước trong khu vực
Nước |
*Diện tích 1.000 km2. |
*Dân số (triệu người) |
**Số lượng dê (Triệu con) |
Ghi chú So sánh với Việt Nam |
Trung Quốc |
9562,9 |
1.378,0 |
182,9 |
Diện tích gấp gần 29 lần; dân số gấp gần 15 lần, số lượng dê gấp gần 71,5 lần |
Ấn Độ |
3287,3 |
1.328,9 |
125,5 |
Diện tích gấp 9,9 lần; dân số gấp 14,3 lần và số lượng dê gấp 49,0 lần. |
Pakistan |
796,1 |
203,4 |
55,2 |
Diện tích gấp 2,4 lần; dân số gần 2,2 lần; số lượng dê gấp 21,56 lần. |
Philippine |
300,0 |
102,6 |
3,2 |
Diện tích bằng 0, 91 lần; dân số gấp 1,1 lần; số lượng dê gấp 1,25 lần. |
Thái Lan |
513,1 |
65,3 |
0,65 |
Diện tích gấp 1,55 lần; dân số bằng 0,70 lần; số lượng dê bằng o,25 lần. |
Indonesia |
1910,9 |
259,4 |
3,96 |
Diện tích băng 5,77 lần; dân số gấp2,80 lần; số lượng dê gấp 1,55 lần. |
Việt Nam |
331,2 |
92,7 |
2,56 |
Như vậy,số lượng dê ở Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc 71,5 lần, nhỏ hơn Ấn Độ 49 lần và nhỏ hơn Pakistan 21,56 lần. |
*Theo số liệu Tổng cục Thống kê, 2016
** Theo PGS.TS. Đinh Văn Bình, 2018
Như vậy, nếu cứ theo bảng trên, số lượng dê của nước ta còn phải tăng trưởng nhiều hay tiềm năng tăng trưởng của dê nước ta còn rất lớn.
– Cừu là vật nuôi đã thích ứng tốt với khí hậu Duyên Hải miền Trung, các khu vực khác trong cả nước còn đang thử nghiệm, chuyển giao. Do nhu cầu thịt cừu ngày càng nhiều vì thế nuôi cừu thịt sẽ là hướng đi tất yếu trong thời gian tới ở nước ta.
2. Những lợi thế tự nhiên của dê và cừu khi chăn nuôi
– Điều kiện tự nhiên, khí hậu, đồi núi phù hợp cho dê, miền Trung khô hạn phù hợp cho cừu.
– Dê, cừu ăn được nhiều loại thức ăn thô xanh như lá cây, cỏ. Thức ăn của chúng lại không canh tranh lương thực của con người.
– Dê dễ thích nghi, thích nghi với phổ địa lý, khí hậu khác nhau trong nước, ít bệnh, tật; Cừu ưa khí hậu khô cạn, các khu vực miền Trung cừu đều có thể sống và phát triển tốt. Cả dê và cừu đều có hiệu suất sử dụng thức ăn cao.
– Dê, cừu là loài vật mắn đẻ, nuôi con tốt. Khả năng cho sữa cao, chất lượng sữa tốt.
– Chi phí đầu tư vào chăn nuôi dê, cừu không cao, chuồng trại đơn giản, khả năng thu vốn nhanh.
– Nguồn thực phẩm hữu cơ được dê, cừu cung cấp là nhanh, an toàn so với các vật nuôi khác
3. Giá trị dinh dưỡng sữa, thịt dê, cừu cao
Các nghiên cứu cho thấy, sữa và thịt của dê, cừu đều rất tốt cho sức khỏe. Thành phần của sữa, thịt dê, cừu thể hiện ở bảng 6, bảng 7 bên dưới:
Bảng: 6 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g sữa các vật nuôi
Thành phần các chất |
Dê |
Bò |
Cừu |
Trâu |
Nước (g) |
89,9 |
87,8 |
83,0 |
81,1 |
Protein (g) |
3,1 |
3,2 |
5,4 |
4,5 |
Chất béo (g) |
3,5 |
3,9 |
6,0 |
8,0 |
Chất béo bão hòa (g) |
2,3 |
2,4 |
3,8 |
4,2 |
Chất béo đơn không bão hòa (g) |
0,8 |
1,1 |
1,5 |
1,7 |
Chất béo đa không bão hòa (g) |
0,1 |
0,1 |
0,3 |
0,2 |
Đường (lactoza) (g) |
4,4 |
4,8 |
5,1 |
4,9 |
Cholesterol (mg) |
10 |
14 |
11 |
8 |
Calcium (mg) |
100 |
120 |
170 |
195 |
Năng lượng (Kcal) |
60 |
66 |
95 |
110 |
(nguồn: htt://en.wikipedia.org)
PGS.TS. Lê Thị Thúy,3/2015.
Bảng 7: Thành phần dinh dưỡng trong thịt các vật nuôi
Thành phần các chất |
Dê |
Gà |
Bò |
Cừu |
Lợn |
Calories |
122 |
162 |
179 |
180 |
175 |
Chất béo (g) |
2,6 |
6,3 |
7,9 |
8,2 |
8,1 |
Chất béo bảo hòa (g) |
0,79 |
1,7 |
3,0 |
2,9 |
2,9 |
Protein (g) |
23 |
25 |
25 |
25 |
24 |
Cholesterol (mg) |
63,8 |
76 |
73,1 |
73,1 |
78,2 |
Sắt (g) |
3,2 |
1,5 |
2,0 |
1,4 |
2,7 |
Nguồn: Suzanne Pish, Michigan State University Extension, USDA
(theo PGS.TS. Lê Thị Thúy,T3/2015).
Thành phần trên được tính trong 3 OZ. tương đương 85 gam thịt nướng.
Như vậy, qua bảng 6, 7 thấy sữa dê, cừu; thịt dê, cừu đều tốt cho sức khỏe con người.Theo Acharya và Bahattacharya,1992 có thể xem thịt dê là loại thịt quý nhất cho con người.
Trên thực tế ở nước ta, sữa dê luôn luôn có giá cao hơn sữa bò khoảng 25-30% và thịt dê cũng có giá cao hơn thịt bòkhoảng 15-20%. Thịt cừu có giá tương đương hoặc cao hơn thịt dê.
Chính giá cao hơn, nuôi dê, cừu thu lợi nhuận cao hơn đã thúc đẩy người chăn nuôi đầu tư nhiều hơn trong tương lai.
4. Chăn nuôi dê, cừu sẽ khai thác tốt nhất điều kiện tự nhiên và nguồn lực đất nước
– Chăn nuôi dê, cừu sẽ sử dụng nguồn lao động dư thừa trong nông nghiệp.
– Chăn nuôi dê, cừu sẽ khai thác được điều kiện tự nhiên và nguồn lực tại vùng sâu, vùng xa, nghèo, lạc hậu ở nước ta.
– Chính chăn nuôi dê, cừu sẽ tận dụng được các nguồn thức ăn phụ phẩm trong nông nghiệp tốt nhất.
– Chăn nuôi dê, cừu xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững tại các vùng nông thôn.
III. Những giải pháp phát triển dê, cừu
1. Giống
– Chọn lọc, nhân thuần các giống dê,cừu nội hiện có trên cơ sở xây dựng, cũng cố các vùng giống địa phương. Đề nghị xây dựng và hình thành các vùng giống dê, cừu như sau:
+ Vùng giống dê sữa – thịt tại: Ninh thuận, Bình Thuận, Hà Nội (Hà Tây cũ), Bình Dương, Thành phố HCM; Tây Ninh, Vũng Tàu
+ Vùng giống dê thịt – sữa tại: Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, các tỉnh Tây Nguyên
+ Vùng giống dê thịt tại: Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Giang…
– Chọn lọc, cải tạo, nhân thuần theo định hướng để 25-30 năm sau hoặc lâu hơn Việt Nam sẽ có giống dê, cừu năng suất cao và phù hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam.
– Xây dựng dự án, chương trình có sự hỗ trợ của nhà nước đẩy nhanh cải tạo, lai tạo giữa các giống hiện có trong nước và nhập khẩu một số giống chuyên dụng sữa thịt trên thế giới.
– Chọn lọc những đực giống tốt (đực thuần, đực lai) với tiêu chuẩn cụ thế cho mỗi loại, mỗi vùng, miền. Phổ biến rộng rãi, nhanh những đực giống trên cho người chăn nuôi sử dụng nhảy, giao phối trực tiếp với dê, cừu cái của địa phương. Cũng có thể sử dụng Thụ tinh nhân tạo ở những cơ sở chăn nuôi có điều kiện.
– Thường xuyên thay đổi, trao đổi đực giống giữa các vùng, địa phương để tránh đồng huyết.
2. Thức ăn
– Tạo nguồn thức ănthô xanh đầy đủ chodê, cừu trên cơ sở trồng các loại cỏ, cây lá những loại dê, cừu thích ăn;
– Xây dựng tiêu chuẩn khẩu phần ăn phù hợp với từng giống dê, cừu và phù hợp với giai đoạn phát triển sinh lý khác nhau của chúng.
– Bổ sung thức ăn tinh phù hợp với nhu cầu sinh lý của vật nuôi.
– Khuyến khích sử dụng thức ăn TMR đối với tất cả các đối tượng vật nuôi trừ loại vật non đang bú sữa.
– Tạo khu, vùng chăn thả cho dê, cừu. Ngoài việc thu nhận, tìm kiếm thức ăn, dê, cừu còn kích thích tăng khả năng sinh sản của chúng.
3. Thú y
Chấp hành thật tốt Luật thú y kể cả không gian và thời gian.
4. Đào tạo tập huấn kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật
– Phân loại đào tạo để quá trình đào tạo sát với thực tế và hiệu quả đào tạo thu được sẽ cao hơn. Phân loại đào tạo theo: (+) đối tượng đào tạo (+) Nội dung đào tạo (+) Thời gian đào tạo.
– Trong quá trình đào tạo yêu cầu học viên phải Tuân thủ thực hiện đúng những gì đã được đào tạo, tập huấn; học đi với hành, thậm chí phải “cầm tay chỉ việc” đối với những người mới; kết hợp tốt giữa kỹ thuật với quản lý.
– Tổ chức Hội nghị, hội thảo trao đổi và phổ biến nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; trao đổi những kinh nghiệm, những bài học rút ra từ thực tế cơ sở ở các địa phương khác nhau.
5. Tổ chức sản xuất
– Quy hoạch vùng chăn nuôi đối với từng đối tượng vật nuôi. Ví dụ: (1) Dê tập trung nuôi tại vùng miền núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung, có thể mở rộng và phát triển dê tại Đông Nam Bộ; Tây Nguyên; những vùng cao, gò đồi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long; vùng núi đồi của Đồng Bằng Sông Hồng. (2) Cừu tập trung vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung; Đông Nam Bộ; Tây Nguyên và một số nơi tại Đồng Bằng Sông Hồng, Trung du và miền núi phía Bắc.
– Quy hoạch bãi chăn, đồng cỏ. Bãi chăn, đồng cỏ ngoài việc vận động thu lượm cỏ, khoáng… còn tạo điều kiện cho đực, cái tiếp xúc lẫn nhau để kích thích và tăng khả năng sinh sản cho chúng.
– Quy hoạch lại các chợ bán gia súc sống, lò giết mổ dê, cừu. Có thể ghép lò giết mổ cừu, dê vào các lò giết mổ trâu, bò, ngựa.
– Duy trì tất cả các phương thức chăn nuôi hiện nay: Chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi quảng canh; chăn nuôi gia trại, chăn nuôi trang trại, chăn nuôi trang trại công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chăn nuôi hình thức nào cũng được miễn là: (+) Phát huy lợi thế tự nhiên, (+) Sử dụng tốt hiệu quả nguồn thức ăn và lao động tại địa phương, (+) Tùy thuộc điều kiện để tăng quy mô đàn đồng thời ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, (+) Tạo ra các sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.
– Tổ chức liên doanh, liên kết, hình thành các HTX, các câu lạc bộ chăn nuôi dê, cừu.Khuyến khích đăng ký xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu. Tổ chức hội thi, triển lãm, hội chợ đấu xảo vật nuôi.
– Quản lý theo hệ thống: theo chuỗi ngành hàng thịt dê, cừu; sữa dê, cừu trên cơ sở để truy xét nguồn gốc nếu sản phẩm có vấn đề xảy ra.
– Xây dựng những chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho tất cả mọi người, mọi tổ chức có điều kiện tham gia phát triển chăn nuôi dê, cừu.
PGS.TS. Hoàng Kim Giao,
Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam
- nuôi cừu li>
- thức ăn của cừu li>
- chăn nuôi dê li>
- chăn nuôi cừu li> ul>
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất