Vai trò của mùi và vị trong chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Vai trò của mùi và vị trong chăn nuôi

    Trong chăn nuôi, nhu cầu để duy trì là cố định, lượng thức ăn tiêu thụ vào cơ thể trên ngưỡng nhu cầu duy trì sẽ được chuyển sang nhu cầu tăng trưởng và sản xuất. Để đảm bảo vật nuôi ăn nhiều, cho năng suất tốt thì mùi và vị là những yếu tố quan trọng không thể thiếu khi phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.

     

    Các tác nhân gây stress như bệnh tật, sự thay đổi đột ngột của môi trường, thay đổi khẩu phần ăn… sẽ làm vật nuôi biếng ăn. Bổ sung chất tạo mùi, phối trộn nguyên liệu hợp khẩu vị sẽ làm tăng tính ngon miệng, kích thích chúng ăn nhiều hơn. Tính ngon miệng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả thức ăn của gia súc. Khẩu phần tốt sẽ giúp tăng năng suất. Để làm được điều này, khẩu phần tập ăn không những cân bằng về mặt dinh dưỡng mà còn hợp khẩu vị nữa. Con người thường cho rằng vật nuôi không kén ăn. Thật sự thì chúng sẽ ăn nếu không có gì để chọn lựa nhưng rất miễn cưỡng và không hứng khởi đối với những khẩu phần mà chúng không thích.

     

    Nhu cầu mùi và vị thay đổi thường xuyên theo độ tuổi. Việc bổ sung mùi theo giai đoạn nuôi là giải pháp hóa mùi thực phẩm tốt nhất để giải quyết vấn đề. Ở bò có 35.000 chồi vị giác, người có 9.000 và gà chỉ có 24. Vị được chia làm 4 nhóm: ngọt, mặn, chua và đắng. Có nhiều vị được kết hợp từ 4 nhóm này. Cơ quan vị giác là các nhóm tế bào gọi là chồi vị giác. Phần lớn ở động vật có xương sống, các cơ quan vị giác nằm trên lưỡi, nhưng cũng có 1 phần ở vòm miệng, hầu, bên trong gò má và trong thanh quản. Các dây thần kinh từ các chồi vị giác mang những xung động đến trung khu vị giác ở não, gần trung khu khứu giác. Những phần khác nhau của lưỡi có những cảm giác về vị khác nhau. Đỉnh và rìa trước lưỡi có cảm nhận đặc biệt vị ngọt và mặn, hai bên lưỡi có cảm nhận nhiều về vị chua và sóng lưỡi có cảm nhận nhiều về vị đắng. Vùng giữa mặt lưỡi không có cảm nhận về vị. Trình tự các bộ phận vị giác nằm từ đỉnh tới lưng lưỡi thì chính xác giống như trình tự thay đổi mùi vị liên quan xảy ra trong vòng đời. Ví dụ, trẻ sơ sinh thích vị ngọt, thiếu niên thích vị mặn, người trưởng thành thích vị chua và người già thích vị đắng. Rõ ràng, có sự thay đổi về vị giác trùng hợp với những thay đổi nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi. Điều này càng chứng tỏ tính khoa học của việc cho ăn theo từng giai đoạn tuổi kết hợp với mùi vị phù hợp.

     

    Bổ sung hương liệu vào thức ăn theo từng giai đoạn tuổi rất quan trọng trong chăn nuôi. Khẩu phẩn giai đoạn tập ăn thường được bổ sung mùi sữa mẹ (được sản xuất tổng hợp). Trong giai đoạn tăng trưởng và vỗ béo, việc sử dụng các mùi tự nhiên như rỉ mật, bắp, cỏ… sẽ giúp vật nuôi ăn nhiều hơn. Nhìn chung, loài gia cầm thích các loại nguyên liệu thức ăn có vị đắng và ngọt.

    Vai trò của mùi và vị trong chăn nuôi

    Hình minh họa (Nguồn: internet)

     

    Trong các loài vật thuần hóa, khứu giác của chó phát triển nhất. Cảm nhận về mùi và vị của chó hơn con người gấp 100 lần. Chúng có thể nhận ra người dù chỉ gặp 1 lần trước đây. Khả năng đánh hơi có thể báo cho chúng biết mùi của những vật khác để tìm ra dấu vết. Nhiều báo cáo khoa học cho thấy nhiều mùi được phát hiện bởi các cảm giác là do có nhiều bộ phận cảm giác ở phần dưới đường kẻ mũi. Ví dụ, mùi long não thường có cảm giác lạnh, mùi nồng amoniac thường có cảm giác đau nhức. Các cơ quan khứu giác ở chóp đỉnh của hốc mũi. Mùi khi tiếp xúc với dây thần kinh, khứu giác sẽ mang những cảm giác mùi đến thùy khứu giác ở não bộ. Các thùy khứu giác ở não súc vật nhiều hơn ở não người. Các loài khác nhau thì bị hấp dẫn bởi các mùi khác nhau. Có rất nhiều khác biệt trong việc chọn mùi giữa trâu bò, heo và gia cầm cũng như giữa con người và vật nuôi. Điều này giải thích tại sao việc chọn mùi cho thức ăn thường được cân nhắc cẩn thận. Ví dụ, ngày xưa người ta thường chọn mùi cây “hồi” do con người thích. Nhưng mùi “hồi” lại làm giảm tính thèm ăn của vật nuôi. Mùi anh đào, mâm xôi, dâu tây cũng không hấp dẫn đối với chúng. Mỗi loại vật nuôi có xu hướng chọn cho mình một mùi riêng. Chó con thích mùi sữa trong khi chó trưởng thành lại thích mùi hăng nồng của xương bị lên men. Bò thích mùi cỏ ủ chua, heo thịt thích mùi bắp thơm. Hương liệu giúp vật nuôi tăng cảm nhận về mùi, vị. Cảm nhận của khứu giác và vị giác có mối quan hệ rất gần. Ngoài ra hương liệu còn giúp che đậy các mùi hôi, ôi mốc của nguyên liệu thức ăn.

     

    Ngày nay, các trang trại khai thác năng suất vật nuôi triệt để. Chủ trại chăn nuôi quản lý, chăm sóc vật nuôi như một công cụ sản xuất nhằm thu lợi nhuận tối đa một phần nhờ cho ăn hợp khẩu vị. Vật nuôi thích ăn sẽ cho năng suất nhiều hơn. Khẩu phần ăn tốt nếu đáp ứng về mặt dinh dưỡng nhưng sẽ có ít giá trị nếu vật nuôi không ăn với một lượng cần thiết. Do đó, dù cho thức ăn có đủ dinh dưỡng nhưng kém ngon miệng thì sẽ có ít giá trị.

     

    Biên dịch: Đỗ Hữu Phương

    (Tổng hợp từ Feed flavor and animal nutrition)

    Nguồn tin: channuoivietnam.com

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.