5 nghiên cứu nổi bật về dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của gà thịt - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • 5 nghiên cứu nổi bật về dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của gà thịt

    Các nhà chăn nuôi gà thịt đang tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến việc tăng dinh dưỡng trong giai đoạn đầu. Khi gà thịt được xuất bán lúc 56 ngày tuổi, thì giai đoạn Khởi động (Starter) kéo dài đến hai tuần, và gà có thời gian để bù đắp cho bất kỳ sai sót nào trong giai đoạn đầu do các phương pháp cho ăn hoặc dinh dưỡng không phù hợp.  

    Bây giờ thì gà thịt được xuất bán lúc 42 ngày tuổi hoặc thậm chí là ít hơn, nên không có thời gian để bắt kịp hoặc sửa chữa các sai lầm. Thật vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý và dinh dưỡng phù hợp trong tuần đầu tiên hoặc thậm chí là bốn ngày đầu tiên sau khi nở có thể ảnh hưởng tích cực đến năng suất cuối cùng tới 10%. Tức là gà có thể phát triển tốt hơn hoặc nhanh hơn 10% trong suốt thời gian sống của chúng. 

     

     

    Vì vậy, việc tăng cường giai đoạn khởi đầu giúp mang lại lợi ích lâu dài và điều này đang được ngành chăn nuôi gia cầm nhận ra (tuy chậm nhưng đều đặn). Những người đầu tiên nhận ra được hiệu quả của việc thúc đẩy giai đoạn khởi đầu là các nhà chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ vì họ có thể phản ứng nhanh hơn, trong khi các nhà chăn nuôi lớn thì lưỡng lự hơn vì họ phụ thuộc ít hơn vào nhân công và năng suất của từng cá thể gà (hoặc từng lứa) nhưng phụ thuộc nhiều hơn vào khối lượng và công suất của cơ sở vật chất. 

     

    Tuy nhiên, các thức ăn chuyên biệt dành cho gà thịt giai đoạn tiền khởi động, dùng cho gà 0-4 ngày tuổi, đang được giới thiệu ngày càng nhiều trên thị trường. Các thức ăn 0-4 ngày tuổi này có thể dùng để cho ăn tối đa đến 7 ngày tuổi, nhưng mối quan hệ chi phí – lợi nhuận sẽ có lợi hơn khi cho ăn trong vài ngày đầu tiên sau khi nở. Đa số các thức ăn chuyên biệt này được cho ăn ở dạng mảnh, và chúng có thể bao gồm nhiều loại nguyên liệu và phụ gia rất đắt tiền để dùng cho gà lớn hơn. Nhưng, khi cho gà ăn những thức ăn này ở giai đoạn sớm như vậy, giúp hệ tiêu hóa của gà phát triển nhanh, tăng cường miễn dịch và sức khỏe tổng thể và nhìn chung sẽ giúp cải thiện chất lượng gà con. Tuy nhiên, các nghiên cứu về giai đoạn quan trọng này của gà thịt vẫn còn rất ít và không đầy đủ. 

     

    Hầu hết các nghiên cứu quan trọng về vấn đề này vẫn thuộc sở hữu độc quyền của các tổ chức thương mại mà đã đầu tư nghiên cứu và bây giờ họ muốn gặt hái lợi ích từ sự đầu tư của họ. Một số tổ chức nghiên cứu còn lại cố gắng để nghiên cứu về lĩnh vực này và phần còn lại của bài thảo luận này sẽ trình bày những báo cáo trong Hội nghị Dinh dưỡng Gia cầm (European Symposium on Poultry Nutrition) vừa qua, được tổ chức tại Gdansk, Ba Lan, vào tháng 6 năm 2019. 

     

    1.Thời điểm cho ăn đầu tiên là rất quan trọng (Tóm tắt 6.28; Kang và cộng sự, trang 297) 

     

    Một nhóm nghiên cứu của Hàn Quốc đã nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm cho ăn đầu tiên đến năng suất của gà thịt. Và nghiên cứu đã cho thấy rằng việc cung cấp thức ăn cho gà hầu như ngay lập tức sau khi nở (3 giờ) giúp cải thiện đáng kể lượng ăn vào và trọng lượng cơ thể lúc 21 ngày tuổi so với việc cung cấp thức ăn đầu tiên vào các thời điểm trễ hơn (12, 24, 36 hoặc 48 giờ). Tuy nhiên hai thời điểm cho ăn 12 hoặc 24 giờ có thể được sử dụng khi gà con phải di chuyển một quảng đường xa giữa trại giống và trại nuôi thịt. Ngoài ra các nhà nghiên cứu trên đã xác minh rằng cho ăn sớm giúp tăng cường sự tăng trưởng và các chỉ tiêu tiêu sinh hóa máu, tất cả các điểm này đều giúp tạo ra một con gà khỏe mạnh hơn. Từ nghiên cứu này, có vẻ như cho ăn lần đầu lúc 12 giờ sau khi nở là một thời điểm phù hợp nhất, nhưng từ 24 giờ trở lên chúng ta phải chú ý hơn vì chúng ta bắt đầu gây stress lên gà con. 

     

    2. Chất lượng chất béo ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa (Tóm tắt 6.25; Jimenez – Moya và cộng sự, trang 296) 

     

    Các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã nghiên cứu về chất lượng chất béo được cung cấp trong suốt thời gian đầu của gà thịt. Họ cho gà ăn các khẩu phần khác nhau về mức độ bão hòa của chất béo (từ 15% đến 38%) và hàm lượng axit béo tự do (FFA) (từ 11% đến 67%). Họ đã phát hiện ra hai khía cạnh quan trọng: đầu tiên, khi mức độ bão hòa của chất béo tăng, thì tỷ lệ tiêu hóa chất béo giảm và các axit béo bão hòa được tiêu hóa kém –  thấp hơn tới 22%; thứ hai, khi hàm lượng các FFA tăng, chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiêu hóa của các axit béo mạch ngắn. Và phần kết luận là mức độ bão hòa của chất béo trong giai đoạn đầu đời đóng vai trò quan trọng hơn tỷ lệ của các axit béo tự do. Những phát hiện này phù hợp với những các thiết lập trong dinh dưỡng heo con. 

     

    3. So sánh giữa thức ăn Tiền khởi động (Pre-starter) có mật độ dinh dưỡng cao với thức ăn có tỷ lệ tiêu hóa cao (Tóm tắt 6.14; Panheleux-Lebastard và cộng sự, trang 290) 

     

    Một vấn đề rất phổ được đặt ra bởi công ty dinh dưỡng Pháp CCPA Group là việc thử nghiệm hai nguyên tắc dinh dưỡng gà thịt giai đoạn đầu (1 tuần sau khi nở): khẩu phần ăn có mật độ dinh dưỡng cao và khẩu phần ăn dễ tiêu hóa. Tất nhiên, sẽ có khẩu phần đối chứng âm, và thậm chí là có thêm nghiệm thức siêu đậm đặc để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng không bị giới hạn. Kết quả khá rỏ ràng là: Những gà nhận được thức ăn dễ tiêu hóa hơn trong suốt tuần đầu sau khi nở có trọng lượng nặng hơn các gà ở lô đối chứng và thậm chí là các gà được ăn khẩu khẩu phần đậm đặc hơn (về axit amin và năng lượng). Và tác động có lợi này kéo dài đến cuối giai đoạn nuôi. Các nhà nghiên cứu cũng đề cập rằng dinh dưỡng cho gà giai đoạn đầu được nhận thấy là có ảnh hưởng đến chất lượng thịt, nhưng điều này cần được nghiên cứu thêm. 

     

    4. Ảnh hưởng của Canxi và bột huyết tương trong thức ăn 0-4 ngày tuổi (Tóm tắt 6.1; Franco-Rosello và cộng sự, trang 284)

     

    Một báo cáo nghiên cứu thương mại của Trow Nutrition đã nghiên cứu về vai trò của khẩu phần ít canxi và có bổ sung hoặc không bổ sung huyết tương động vật trong suốt 4 ngày đầu tiên sau khi nở đối với sự tăng trưởng của gà lúc 35 ngày tuổi. Việc cho ăn khẩu phần ít canxi đã giúp cải thiện trọng lượng cơ thể, trong khi việc bổ sung huyết tương động vật không mang lại thêm lợi ích hơn nữa trong vấn đề này, mặc dù điều này đã có giúp cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn. Ngoài ra, huyết tương động vật làm giảm đáng kể tỷ lệ chết của gà. Đáng chú ý là bố trí thí nghiệm không bao gồm thêm nghiệm thức thứ 4 (nghiệm thức chỉ bổ sung bôt huyết tương vào khẩu phần đối chứng) để phân biệt tác dụng thật sự của huyết tương động vật. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn đủ tốt để phục vụ cho việc xác minh những gì chúng ta mong đợi từ khẩu phần dễ tiêu hóa. Khái niệm khẩu phần ít canxi này tương tự như những gì chúng ta đã áp dụng cho dinh dưỡng giai đoạn đầu của heo con –   nhưng cho những lý do khác nhau. 

     

    5. Đậu nành đặc biệt và bệnh cầu trùng (Tóm tắt 1.16; Schulze và cộng sự, trang 168) 

     

    Tương tự với các thử nghiệm trước đây, một báo cáo nghiên cứu của Agilia (AB Group) đã chỉ ra rằng việc cho ăn khô dầu đậu nành đã được xử lý đặc biệt trong giai đoạn đầu của gà có thể mang lại lợi ích đáng kể trong suốt giai đoạn nuôi ở những gà khỏe mạnh. Mặc dù bố trí thí nghiệm không gây nhiễm cầu trùng đủ để biểu hiện các tổn thương trên gà, nhưng vẫn có đủ bằng chứng cho thấy rằng sản phẩm đậu nành đặc biệt có thể làm giảm bớt một phần các tác động tiêu cực của bệnh cầu trùng. Vì thế, vấn đề này cần được nghiên cứu nhiều hơn, nhưng một lần nữa, báo cáo này đã chỉ ra hướng đi phù hợp về dinh dưỡng trong giai đoạn đầu cho gà khỏe mạnh và gà bị thách thức. 

     

    Cũng có một nghiên cứu khác với một sản phẩm tương tự được báo cáo bởi Hamlet Protein, đã chỉ ra các kết quả tương tự khi thí nghiệm trên các giống gà châu Á với thời gian cho ăn dài hơn.   

     

    Nguồn: Feedstrategy 

    Biên dịch: Acare Team

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.