Liên quan đến vụ 600 con vịt của hai hộ chăn nuôi ở Phúc Thọ, Hà Nội lăn ra chết sau khi ăn ngô mua ở 1 đại lý, kết quả xét nghiệm cho thấy, ngô có chứa chất độc.
Thông tin mới nhất từ Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cho biết, kết quả giám định mẫu ngô xác định hàng trăm con vịt của gia đình ông Hoàng Văn Hợp (xã Phụng Thượng) bị chết do hoạt chất Diazinon cao gấp 400 lần liều lượng gây độc cấp tính.
Trước đó, như Báo An ninh Thủ đô đã thông tin, đầu năm 2017, gia đình ông Hoàng Văn Hợp, Cấn Xuân Tình (xã Phụng Thượng) phản ánh bị chết tổng gần 600 con vịt nghi ăn phải ngô độc. Sau đó, cơ quan chức năng huyện Phúc Thọ đã xác minh, niêm phong số ngô nghi nhiễm độc; gửi mẫu vịt chết của gia đình ông Hợp đi giám định. Kết quả không phát hiện dịch bệnh, tức vịt chết do ngộ độc.
600 con vịt của 1 hộ dân ở Phúc Thọ chết là do ngô nhiễm thuốc trừ sâu
Kết quả, kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm định và Khảo nghiệm thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Bắc, trong ngô có thành phần Diazinon vượt quá tiêu chuẩn cho phép 418mg/kg.
Báo cáo của Trạm BVTV Phúc Thọ khẳng định, Diazinon là hợp chất thuốc BVTV gốc lân hữu cơ – là loạt chất độc có độc tính cao. Diazinon gây độc cho sinh vật qua cơ chế giảm hoạt tính enzyme Acetylcholinesterase (AChE).
Vịt thuộc họ chim Antidae, qua kết quả xét nghiệm định lượng 418mg/kg trong mẫu ngô cao gấp 400 lần so với liều lượng gây độc cấp tính của Diazinon đối với chim. Như vậy, vịt chết do nhiễm độc Diazinon.
Theo tìm hiểu, Diazinon là một hợp chất gốc lân hữu cơ, được đưa vào sử dụng để diệt trừ các loại côn trùng nhóm đục thân trên lúa và các loại cây trồng khác như cam, quýt, rau cải, khoai tây, cà phê, ca cao…
Diazinon rất độc hại đối với các loại động vật không xương sống, các loài thủy sinh. Sử dụng chất này trong trồng trọt có thể gây ô nhiễm môi trường, làm giảm sự đa dạng sinh học.
Trong năm 2016, Cục Bảo vệ thực vật đã có công văn tạm dừng ký hợp đồng khảo nghiệm; cấp giấy phép khảo nghiệm; đăng ký thuốc BVTV có chứa một số các hoạt chất trong đó có Diazinon.
Tuyết Nhung
Nguồn: An ninh thủ đô
- cục chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- hội nghị dinh dưỡng li>
- thực phẩm sạch li>
- chế biến sữa li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
Tin mới nhất
T3,31/01/2023
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất