Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS) là bệnh phổ biến nhất trong ngành chăn nuôi lợn. Ở lợn nái, vi rút PRRS gây ra vấn đề sinh sản trong thời gian mang thai, bao gồm đẻ non hoặc sẩy thai. Những con lợn đang tăng trưởng mắc phải bệnh này sẽ có vấn đề về đường hô hấp và tăng trưởng kém. Trong năm 2012, Holtkamp và các đồng nghiệp ước tính thiệt hại hàng năm do virus PRRS gây ra là 664 triệu USD chỉ riêng tại Mỹ. Các nhà sản xuất ở các trang trại lớn hơn sử dụng vắc-x tăng hàm lượng bột đậu tương có thể giúp giảm bớt những ảnh hưởng của vi rút PRRS. Bột đậu tương là nguồn protein chính cho lợn ăn. Nó cũng chứa isoflavones – chất có đặc tính chống viêm và kháng virút.
Trong số ra tháng 6 năm 2015 của tạp chí Journal of Animal Science, Tiến sĩ Ryan Dilger – trợ lý giáo sư tại trường Đại học Illinois và các đồng nghiệp đã xác định “Ảnh hưởng của hàm lượng bột đậu tương trong chế độ ăn tới hiệu suất tăng trưởng và phản ứng miễn dịch của lợn nhiễm vi rút PRRS”.
Nhóm nghiên cứu cho 64 con lợn cai sữa được tiêm phòng hoặc không tiêm phòng virus PRRS ăn bột đậu tương ở hàm lượng thấp hoặc cao. Các mẫu máu được lấy để xác định ảnh hưởng của bột đậu tương tới phản ứng miễn dịch và để xác định một cơ chế hành động có thể thực hiện. Cuộc thử nghiệm kéo dài 14 ngày.
“Các phân tích tương ứng với giai đoạn đầu, giữa và giai đoạn phục hồi nhiễm vi rút PRRS, thường kéo dài 14 ngày”, Dilger nói.
Những con lợn bị nhiễm virút PRRS đã bị tăng nhiệt, giảm lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và giảm hiệu quả thức ăn so với những con lợn không bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, trong nhóm bị nhiễm vi rút PRRS, lợn được cho ăn bột đậu tương với hàm lượng cao có xu hướng gia tăng trọng lượng trung bình hàng ngày so với những con lợn được cho ăn ở hàm lượng thấp.
Lợn không bị nhiễm vi rút PRRS có hiệu suất tăng trưởng tương tự cho dù chúng có được cho ăn chế độ ăn chứa bột đậu tương với hàm lượng cao hoặc thấp hay không.
Vào ngày thứ 14, lợn bị nhiễm virút PRRS ăn bột đậu tương với hàm lượng cao có huyết thanh PRRS thấp hơn và TNF-α (một cytokine có liên quan với viêm nhiễm) giảm so với lợn nuôi bằng một chế độ ăn có hàm lượng bột đậu tương thấp. Điều này cho thấy rằng những con lợn bị nhiễm bệnh được cho ăn chế độ ăn có chứa bột đậu tương ở hàm lượng cao đã loại bỏ virút hiệu quả hơn so với lợn bị nhiễm bệnh được cho ăn hàm lượng bột đậu tương thấp.
Nhìn chung, cho lợn nhiễm vi rút PRRS ăn bột đậu tương với hàm lượng cao trong khẩu phần ăn cho lợn có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng và hiệu quả trong bố trí sản xuất nhất định.
“Đưa ra những lợi ích sức khỏe cho lợn cai sữa có tiềm năng lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất trong giai đoạn phát triển sau này”, Dilger nói. “Trong khi chúng tôi tập trung vào những lợi ích về miễn dịch và tăng trưởng trong giai đoạn khởi đầu, nghiên cứu trong tương lai cũng sẽ cần phải kết hợp với những lợi ích lâu dài trong suốt giai đoạn nuôi thương phẩm”.in và các biện pháp an toàn sinh học tăng cường để ngăn chặn toàn bộ đàn gia súc bị triệt tiêu trong một đợt bùng phát vi rút PRRS. Thật không may, những phương pháp này đôi khi mang lại rất ít thành công. Do đó, các biện pháp khác, chẳng hạn như tăng lượng bột đậu tương trong chế độ ăn đang được áp dụng.
- khô đậu tương li>
- đậu tương li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất