[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 8/5/2024, tại Cà Mau, tập đoàn Cargill và Tổ chức Asia Society for Social Improvement and Sustainable Transformation (ASSIST) công bố hợp tác và phát động dự án Aqua Xanh với mục đích góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước thông qua việc quảng bá, thúc đấy thực hiện các quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản bền vững ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Trong thời gian hai năm triển khai, dự án thí điểm này đặt mục tiêu xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Cà Mau, theo định hướng phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu của tập đoàn Cargill trong việc tạo tác động tích cực đến nguồn nước xuyên suốt các quy trình vận hành, chuỗi cung ứng, cũng như tại các cộng đồng cư dân nơi tập đoàn có hiện diện.
Đại diện Cargill (bên phải ảnh) và ASSIST (bên trái ảnh) ký kết hợp tác dự án Aqua Xanh
Được mệnh danh là vựa lúa của cả nước, ĐBSCL chính là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm quốc gia. Đây cũng là nơi cư trú của khoảng 17 triệu dân, đồng thời là khu vực sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản lớn nhất cả nước.
Biến đổi khí hậu đã và đang đe doạ nghiêm trọng đến ĐBSCL, qua các hiện tượng như xâm mặn, thời tiết biến động khó lường, hạn hán và lũ lụt kéo dài. Những thách thức này khiến nhà nông đành phải lựa chọn các quy trình, cách thức canh tác, nuôi trồng không bền vững nhằm bù đắp cho vụ mùa thất thu, từ đó tạo ra một chu kỳ chứa đựng nhiều nguy cơ gây tác động xấu. Một trong những hậu quả nghiêm trọng phát sinh từ đó là nạn ô nhiễm nguồn nước, đe doạ sự trường tồn của ngành thuỷ sản cũng như sinh kế của các cộng đồng cư dân trong ngành này.
Dự án Aqua Xanh đặt mục tiêu góp phần ứng phó với những thách thức này thông qua công tác quảng bá, thúc đẩy các quy trình, biện pháp sử dụng nguồn nước và xử lý chất thải bền vững trong ngành thuỷ sản tại khu vực ĐBSCL. Một trong những hạng mục của dự án là nâng cao năng lực cho người nông dân thông qua đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật về thực hành bền vững theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thuỷ sản (Aquaculture Stewardship Council – ASC). Dự án cũng sẽ thiết lập một số trang trại thuỷ sản mẫu để tổ chức đào tạo và thực hiện tái chế, giảm thiểu rác thải, và giám sát ô nhiễm rác nhựa. Nỗ lực hợp tác giữa Cargill, ASSIST và Đại học Cần Thơ, là đối tác kỹ thuật chính và giữ vai trò giám sát triển khai dự án, sẽ góp phần hạn chế nạn ô nhiễm nguồn nước và tạo dựng tương lai bền vững cho các cộng đồng trong khu vực ĐBSCL.
Ông Maxime Hilbert, Tổng giám đốc ngành Dinh dưỡng Thủy sản, Cargill Việt Nam
Ông Maxime Hilbert, Tổng giám đốc ngành Dinh dưỡng Thủy sản, Cargill Việt Nam phát biểu: “Cargill vinh dự tham gia vào một dự án mang tính chuyển đổi, kết hợp giữa năng lực quản lý môi trường với lợi ích kinh tế. Bằng cách giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và củng cố năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng tôi nỗ lực góp phần thực hiện mục tiêu toàn cầu của Cargill về huấn luyện và hỗ trợ tiếp cận thị trường tiêu thụ cho trên 10 triệu nông dân cho tới năm 2023. Thông qua việc đào tạo các tiêu chuẩn ASC và cải thiện khả năng tiếp cận nguyên vật liệu đầu vào bền vững, chúng tôi hy vọng sẽ phần nào tiếp sức, tạo điều kiện cho người nông dân đạt được phát triển kinh tế dài hạn và bền vững.”
Ông Aru David, Giám đốc ASSIST Việt Nam
Ông Aru David, Giám đốc ASSIST Việt Nam chia sẻ: “Tại ASSIST, chúng tôi đã và đang ứng phó với các thách thức trong phát triển bền vững ở Việt Nam kể từ năm 2007. Đối với dự án Aqua Xanh, ASSIST là một trong những đơn vị nhiệt liệt hưởng ứng tiêu chuẩn ASC, vốn tập trung vào các quy trình thực hành bền vững, nhất là trong chất lượng nước và quản lý rác thải. Chúng tôi nâng cao năng lực cho người nông dân ĐBSCL, và bảo vệ môi trường cho các thế hệ mai sau.”
PGS.TS Phạm Thanh Liêm, Trưởng khoa Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Cần Thơ cũng cho biết: “Là đối tác kỹ thuật chính trong dự án Aqua Xanh, Trường Đại học Cần Thơ mong muốn hợp tác và cam kết hỗ trợ chuyên môn trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và quản lý môi trường nuôi, đáp ứng yêu cầu của dự án. Thông qua sự hợp tác chặt chẽ với Cargill, ASSIST, và các cộng đồng tại địa phương, dự án này có tiềm năng thiết lập một mô hình mới cho nuôi trồng thuỷ sản bền vững ở ĐBSCL.”
Được triển khai từ tháng 5 năm 2024 đến tháng 7 năm 2026, dự án Aqua Xanh được thí điểm tại tỉnh Cà Mau trước khi có thể mở rộng ra các khu vực khác. Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước, với tổng diện tích khoảng 280.000 ha.[1] Dự án này sẽ tập trung phục vụ các trang trại nuôi tôm và tạo ra tác động tích cực đến diện tích nuôi tôm trên toàn tỉnh.
P.V
Dự án Aqua Xanh đặt mục tiêu đào tạo hơn 300 người nuôi tôm theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của ASC về quản lý nguồn thức ăn, quản lý rác thải, và thực hành đa dạng sinh học. Mười người nuôi tôm xuất sắc sẽ được tiếp tục đào tạo để hỗ trợ kỹ thuật cho các nông dân khác trong giai đoạn sau. Ngoài ra, một hợp tác xã nuôi tôm cũng có cơ hội đạt được chứng nhận của ASC, và ba trang trại thí điểm đặt mục tiêu giảm 30% lượng nước thải và giảm 20% phát thải khí nitơ và phốt pho vào năm 2025. Thêm vào đó, dự án cũng sẽ tiếp cận hơn 1000 thành viên cộng đồng để nâng cao nhận thức về môi trường, góp phần đạt được mục tiêu góp phần tạo dựng ngành thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
- Khắc phục chăn nuôi sau báo để phòng chống dịch bệnh
- Lệ phí thú y và phí trong lĩnh vực chăn nuôi giảm 50%
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
Tin mới nhất
T6,13/09/2024
- Khắc phục chăn nuôi sau báo để phòng chống dịch bệnh
- Lệ phí thú y và phí trong lĩnh vực chăn nuôi giảm 50%
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất