Phải khẳng định rằng, thịt lợn siêu nạc do giống siêu nạc khác hoàn toàn với thịt lợn siêu nạc do dùng chất cấm tạo nạc.
Người tiêu dùng cần hiểu đúng về giống lợn siêu nạc
Cháy hàng thịt ba chỉ
Đáo qua một loạt chợ trên địa bàn TP Hà Nội gồm chợ Hôm, Kim Liên, Xanh Linh Đàm, Đại Từ… vào thời điểm từ 9 – 10 giờ sáng hỏi mua thịt ba chỉ chúng tôi chỉ nhận được một nụ cười trừ hay một cái lắc đầu của các chị bán thịt bởi hết hàng.
Theo đó, các chị, các bà khuyên tôi giờ muốn mua thịt ba chỉ vừa mỡ vừa nạc phải đi thật sớm, tốt nhất trước 8 giờ sáng. Theo tâm sự của một chị bán thịt tại chợ Kim Liên, quận Đống Đa, do thời gian gần đây báo đài đăng nhiều về thông tin chất cấm tạo nạc nên các sản phẩm thịt mông hay thịt vai bán rất chậm. Trước đây, bình quân mỗi buổi sáng chị bán được trên dưới 30 kg nay chỉ được trên dưới 20 kg.
Còn theo chia sẻ của chị Lê Thị Mai, một tiểu thương bán thịt lợn tại khu vực chợ Xanh Linh Đàm, quận Hoàng Mai, từ khi có thông tin chất cấm thịt ba rọi (tên gọi khác của thịt ba chỉ) luôn cháy hàng. Giá thịt ba chỉ hiện nay đã xấp xỉ bằng thịt mông là 90.000 – 100.000 đồng/kg, trong khi trước đây ba chỉ giá chỉ từ 80.000 – 85.000 đồng/kg.
Vừa mua nốt miếng thịt lợn ba chỉ còn sót lại tại một quầy bán thịt chợ Đại Từ, phường Đại Kim, quận hoàng Mai, chị Nguyễn Thanh Thủy, nhà ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, cho biết: Gần đây nghe báo đài nói nhiều về chất tạo nạc, trong khi bản thân không biết phân biệt bằng cách nào nên cứ chọn mua miếng thịt mỡ một tí cho yên tâm.
Chúng tôi hỏi có cách nào phân biệt được giữa thịt lợn chăn chất cấm và không chăn hay không thì phần lớn các tiểu thương đều khẳng định, bằng mắt thường rất khó phát hiện. Còn các bà nội trợ rỉ tai nhau, nên chọn miếng thịt có mỡ màu trắng, khô ráo không bị chảy nước và không có mùi hôi.
Đang có làn sóng ăn thịt ba chỉ sau khi có thông tin chất cấm tạo nạc
Liên kết giữa nạc và mỡ phải chắc chắn, khi ấn ngón tay vào miếng thịt phải có sự đàn hồi. Tuy nhiên, hiện cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh là những miếng thịt bằng cảm quan như vậy sẽ an toàn hơn những miếng thịt khác.
Hiểu đúng về giống lợn siêu nạc
Để giúp người tiêu dùng, tiểu thương bán thịt hiểu rõ và đúng hơn về lợn siêu nạc, PV NNVN vào cuộc tìm hiểu cũng như gặp các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia để làm rõ hơn.
Phải khẳng định rằng, thịt lợn siêu nạc do giống siêu nạc khác hoàn toàn với thịt lợn siêu nạc do dùng chất cấm tạo nạc. Trong khi lợn siêu nạc do giống là một tiến bộ kỹ thuật của ngành giống thế giới với giá NK vào Việt Nam hiện nay từ 3.000 – 3.500 USD/con giống, còn thịt lợn nạc do dùng chất cấm lại là một hiểm họa tiềm ẩn với người tiêu dùng.
Theo thống kê, hiện có tới 95% lượng lợn đang tiêu thụ tại các nước phát triển trên thế giới là các giống lợn siêu nạc. Điển hình là Mỹ, Canada, Bỉ, Đan Mạch, Đài Loan (Trung Quốc)… với những dòng lợn siêu nạc rất nổi tiếng là Duroc và Pietrain.
Còn riêng tại thị trường Việt Nam, trước đây chúng ta chủ yếu nuôi các giống lợn bản địa, lợn lai nên tỉ lệ mỡ rất cao, lên tới 60 – 70%. Lợn siêu nạc chỉ mới phát triển mạnh khoảng trên 10 năm trở lại đây khi DN lớn về chăn nuôi của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, điển hình như Cty CP (Thái Lan).
Sau đó, là một loạt DN trong nước đầu tư nhập lợn bố mẹ siêu nạc về nuôi như Tập đoàn Dabaco (Bắc Ninh), Cty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương và một số DN, trung tâm trực thuộc Viện Chăn nuôi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện trên thị trường chủ yếu thịnh hành hai dòng lợn siêu nạc chính, đó là Duroc Mỹ và Canada, mới đây nhất là sự xuất hiện giống lợn Duroc siêu nạc có nguồn gốc từ Đài Loan.
Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Cty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco Trần Xuân Mạnh cho biết: Hiện đơn vị đang sở hữu 3.500 lợn ông bà, mỗi tháng cung cấp ra thị trường khoảng 1.000 con lợn bố mẹ với giá 1,4 – 1,5 triệu đồng/con 7 – 8kg, song không có hàng để bán.
Theo ông Mạnh, nạc nhất là giống lợn Pietrain của Bỉ, tỉ lệ nạc lên tới 63 – 64%, nhưng giống lợn này có nhược điểm là lớn chậm nên không được người chăn nuôi chuộng. Vì vậy, chiếm đa số trên thị trường hiện nay vẫn là giống lợn siêu nạc Duroc có nguồn gốc từ Mỹ, Canada hoặc Đài Loan với tỉ lệ nạc đạt 60 – 61%
Giống lợn siêu nạc Duroc Mỹ, Canada
Trong khi đó, các giống lợn lai ½ hay ¾ máu lai tỉ lệ nạc chỉ đạt 50 – 52%. Hiểu nôm na, trong 1 con lợn móc hàm thì tỉ lệ nạc chiếm 50 – 52% còn lại 48 – 50% là mỡ. Và phần lớn chất cấm tạo nạc hiện nay được dùng để tăng tỉ lệ nạc cho sản phẩm lợn lai này.
Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Minh Thu – Giám đốc Cty TNHH Lợn giống Lạc Vệ cho biết, ưu, nhược điểm của các giống lợn hiện nay cũng như một phần nguyên nhân khiến cho chất cấm vì sao vẫn còn cửa sống. Theo đó, cả người chăn nuôi và các DN cám hiện nay đang bị đội ngũ thợ thịt “dắt mũi”.
Trong khi giống lợn Duroc Mỹ hoặc Canada hiện rất ưu việt, song bản thân phía Cty Lợn giống Lạc Vệ vẫn phải nhập Duroc Đài Loan để phục vụ thị hiếu người tiêu dùng hay nói chính xác là lái buôn lợn.
Cụ thể, nếu như cùng nuôi 4 tháng 10 ngày giống lợn Duroc Mỹ và Canada cho trọng lượng tới 130 – 140 kg, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) 1,89 – 1,90 kg thức ăn/kg tăng trọng, thì Duroc Đài Loan chỉ đạt 105 – 110 kg và FCR lên tới 2,18 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Bên cạnh đó, khi giết thịt, tỉ lệ móc hàm của Duroc Mỹ, Canada đạt 80% trong khi Duroc Đài Loan chỉ đạt 72 – 75%. Tuy nhiên, giống lợn Duroc Đài Loan lại có ưu điểm là đầu nhỏ, chân nhỏ, da mỏng hồng hào, không có bụng nên rất được lái buôn lợn chuộng.
Quả thực trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy lái buôn luôn trả cao hơn từ 1.000 – 1.500 đồng/kg với những giống lợn siêu nạc có ngoại hình giống con Duroc Đài Loan nên vô hình chung khuyến khích người chăn nuôi phát triển dòng lợn này và trong đó có cả việc tạo áp lực để người chăn nuôi dùng chất cấm tăng tỉ lệ nạc hoặc các DN thức ăn chăn nuôi trộn chất cấm để dễ dàng quảng bá và bán sản phẩm hơn.
Nhưng xét tổng thể nếu quy ra móc hàm, người nuôi lợn Duroc Mỹ, Canada sẽ có lợi hơn so với những hộ nuôi Duroc Đài Loan. Vì lí do đó mà hiện hệ thống gia công của Tập đoàn Dabaco nuôi chủ lực giống lợn Duroc Mỹ, Canada còn Duroc Đài Loan chủ yếu bán ra ngoài thị trường cho các trang trại.
Theo chia sẻ của lãnh đạo các DN giống lợn siêu nạc, nếu hoàn thiện được quy trình giết mổ công nghiệp tập trung sẽ là một giải pháp để hạn chế chất cấm tạo nạc bởi hầu hết các lò mổ trên thế giới đều quy ra trọng lượng móc hàm để trả tiền người nuôi lợn. Khi đó, người chăn nuôi sẽ không bị áp lực quá lớn về tỉ lệ nạc do lái buôn “nhìn mặt bắt hình dong” ép giá như hiện nay. |
Nguyên Huân
Theo Nông nghiệp Việt Nam
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bảo vệ đàn bò trước hiểm họa từ bệnh viêm phổi
Tin mới nhất
T6,29/11/2024
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- 5 đặc điểm then chốt để hiểu về sức mạnh của phân tích bằng dấu ấn sinh học
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Đan Mạch sẽ trở thành quốc gia đầu tiên đánh thuế carbon với gia súc
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- Vietstock sẽ trở lại vào tháng 10 năm 2025
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất