Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, để kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi, vấn đề quan trọng nhất là phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, trong đó Hà Nội phải đi đầu.
Vừa qua, Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã tổ chức hội nghị “Triển khai kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi các tỉnh phía Bắc”. Thời gian tới, Sở NNPTNT sẽ chỉ đạo thanh kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại các trang trại, hộ chăn nuôi, chợ đầu mối…
Kiểm soát chặt các đại lý thức ăn chăn nuôi
Tại Hà Nội, với lượng tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm lớn, được xem là một trong những “điểm nóng” về tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với nhiều lần cảnh báo của các cơ quan chức năng. Ông Vũ Minh Đức – Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở đã tiến hành lấy được hơn 400/500 mẫu theo kế hoạch năm 2015.
Qua kiểm tra nhanh (test) bằng kit có 21/404 mẫu dương tính với chất cấm, tuy nhiên khi tiếp tục phân tích trong phòng thí nghiệm lại đều có kết quả âm tính. Ông Đức cũng đặt nghi vấn, địa chỉ bán chất cấm trong chăn nuôi chủ yếu là các đại lý bán thức ăn chăn nuôi (TĂCN), thuốc thú y.
Hộ chị Nguyễn Thị Duyên (xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã tham gia mô hình liên kết chăn nuôi an toàn. Ảnh: Việt Tùng
Ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết: “Hà Nội đứng đầu cả nước về chăn nuôi với đàn trâu bò 166.000 con, đàn lợn 1,4 triệu con, đàn gia cầm hơn 20 triệu con. Chăn nuôi của Hà Nội hiện đã phát triển ổn định với hơn 3.000 trang trại, trong đó kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đạt 44%. “Những người sử dụng chất cấm cũng rất tinh vi nên Sở NNPTNT tiếp tục chỉ đạo thanh- kiểm tra, sẵn sàng phối hợp các ban, ngành để kiểm soát”.
Từ góc độ cơ sở, ông Nguyễn Đăng Hoan – Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở, huyện Hoài Đức cũng cho rằng: “Thực tế nhiều người chăn nuôi không biết chất cấm là chất gì, vì họ thường mua thức ăn tổng hợp ở các đại lý. Vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh TĂCN, thuốc thú y, nếu phát hiện vi phạm phải công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Khi đó, người chăn nuôi chắc chắn sẽ tẩy chay đại lý vi phạm”.
Theo ông Kiều Minh Lực – đại diện Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, đơn vị có nhiều trang trại chăn nuôi gia công lợn trên địa bàn Hà Nội, nguyên nhân chính là do con người chưa hiểu biết được chất cấm, hoặc do người tiếp thị chất cấm chỉ tuyên truyền một mặt tác dụng, giấu đi mặt trái của chất cấm. Mặc khác, cũng có thể một bộ phận người chăn nuôi cố tình sử dụng chất cấm vì vấn đề lợi nhuận.
Nói không với chất cấm
“Trong đợt cao điểm này cần phát động phong trào tẩy chay “nói không với chất cấm” trong các đoàn thể quần chúng. Khuyến khích việc ký cam kết không buôn bán, sử dụng chất cấm của các đối tượng trong chuỗi sản xuất, cung ứng TĂCN, sản phẩm chăn nuôi”.
Ông Hoàng Thanh Vân
Tham gia hội nghị có thành phần của Sở NNPTNT 8 tỉnh phía Bắc lân cận TP.Hà Nội. Ông Chu Đình Khu – Trưởng phòng TĂCN (Cục Chăn nuôi) cho biết, năm 2013, trong chương trình thanh tra diện rộng chất cấm trong chăn nuôi, Sở NNPTNT Nam Định đã phát hiện 2 mẫu TĂCN của 2 đơn vị tại Thanh Hóa và Bắc Ninh dương tính với chất cấm. Đến năm 2014, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo tăng cường kiểm soát chất cấm trong TĂCN tại 6 tỉnh trọng điểm Đồng Nai, Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vĩnh Long, TP.Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy, đối với mẫu TĂCN có 13/250 mẫu dương tính với chất Salburtamol, tương đương 5,2%.
Riêng tại các cơ sở sản xuất TĂCN, các địa phương đã lấy mẫu thức ăn tại các nhà máy và phát hiện 1/19 mẫu TĂCN dương tính với chất Salburtamol, chiếm 5,3%. Đối với các cơ sở giết mổ, kết quả kiểm tra cũng cho thấy có 106/587 mẫu nước tiểu dương tính với Salburtamol, chiếm 18,1%, tập trung tại Đăk Nông, TP.Hồ Chí Minh, Tây Ninh. Trong đó, nồng độ chất Salburtamon trong các mẫu nước tiểu là rất cao.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, chất cấm là vấn đề nóng và ngày càng trở nên trầm trọng của ngành chăn nuôi. “Chăn nuôi của Việt Nam hiện còn nhỏ lẻ với hàng triệu hộ tham gia nên rất khó kiểm soát. Nếu như năm 2013 quản lý tốt, đến cuối 2014, đặc biệt là cuối năm 2015 việc lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi lại bùng phát trở lại, nhất là việc sử dụng chất Salburtamol trong chăn nuôi lợn và gần đây nhất là vàng ô trong chăn nuôi gia cầm, nên Bộ NNPTNT đã chính thức phát động đợt cao điểm về an toàn thực phẩm” – ông Dương nói.
Ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, để kiểm soát được chất cấm trong chăn nuôi, vấn đề quan trọng nhất là phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, trong đó Hà Nội phải đi đầu. Các cấp chính quyền phải coi vấn đề chất cấm trong chăn nuôi nghiêm trọng như ma túy để vừa tăng cường kiểm tra, kiểm soát vừa đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến thường xuyên cho người chăn nuôi, người tiêu dùng nắm được tác hại.
Theo kế hoạch đợt cao điểm thanh-kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi của Bộ NNPTNT, được triển khai trên phạm vi toàn quốc, trong đó địa bàn trọng điểm là các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên. Đối tượng kiểm tra là các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh TĂCN; các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, gà; các cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật. Thời gian từ ngày 1.11.2015 – 28.2.2016. |
Chăn nuôi (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở đã tiến hành lấy được hơn 400/500 mẫu theo kế hoạch năm 2015.
Phương Vy
Theo Dân Việt
Tại Hà Nội, với lượng tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm lớn, được xem là một trong những “điểm nóng” về tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi với nhiều lần cảnh báo của các cơ quan chức năng. Ông Vũ Minh Đức – Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết, từ đầu năm đến nay, Sở đã tiến hành lấy được hơn 400/500 mẫu theo kế hoạch năm 2015.
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
T3,07/01/2025
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Trung Quốc chiếm 46% trong tổng sản lượng thịt lợn thế giới năm 2024
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng mạnh
- Trung Quốc điều tra việc nhập khẩu thịt bò vì tình trạng cung vượt cầu khiến giá thịt giảm mạnh
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- SHG: Khánh thành trại chăn nuôi lợn công nghệ an toàn sinh học 183 tỷ đồng
- Những tiến bộ gần đây trong đánh giá năng lượng ở lợn
- Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất