Trước quy định tiêu hủy heo còn tồn dư chất cấm và sắp tới đây là phạt tù nếu bị phát hiện sử dụng chất cấm, người chăn nuôi cần tuyệt đối thận trọng với các loại TĂCN để tránh “vạ lây”…
Hiện nay, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và trang trại nhu cầu về thức ăn chăn nuôi (TĂCN) hàng ngày là rất lớn, hầu hết được mua từ các công ty TĂCN hoặc tự mua các nguyên liệu về để phối trộn.
Theo Thanh tra Bộ NN-PTNT, sau 4 tháng triển khai đợt cao điểm xử lý tình trạng sử dụng chất cấm, kháng sinh cấm trong chăn nuôi đã có 13 doanh nghiệp (DN) bị phát hiện sử dụng chất salbutamol để phối trộn vào thức ăn gia súc, trong đó có nhiều cơ sở sản xuất TĂCN.
Trong khi đó, từ ngày 1/7 Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực, khung hình phạt tối đa cho tội vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể bị phạt tù tới 20 năm và phạt tiền tối đa 1 tỉ đồng.
Ngoài ra, theo quy định mới, sẽ tiêu hủy đàn heo có chất cấm; vì vậy nếu người chăn nuôi vi phạm thì nguy cơ mất trắng sản nghiệp và vướng vào vòng lao lý là điều hiển nhiên.
Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ thanh tra cho biết, người chăn nuôi không hoàn toàn chủ động phối trộn chất cấm vào cám mà do thương lái hoặc chủ cơ sở cung cấp cám “khuyến khích” dùng vì họ sẽ bao mua heo khi xuất chuồng.
Thế nên, thực tế mới có nhiều người chăn nuôi đang dùng chất cấm một cách thụ động. Ngoài ra, người chăn nuôi chân chính cũng bị rối trong “ma trận” TĂCN với vô vàn sản phẩm của nhiều DN và không phải ai cũng phân biệt được đâu là cám sạch, đâu là cám chứa chất cấm vì vẫn còn các cơ sở kinh doanh TACN nhỏ lẻ do chạy theo lợi nhuận mà trộn chất cấm vào thức ăn rồi dùng các chiêu trò khuyến mãi để khuyến khích người chăn nuôi sử dụng.
Ngân Hà
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
Tin mới nhất
T6,29/11/2024
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- 5 đặc điểm then chốt để hiểu về sức mạnh của phân tích bằng dấu ấn sinh học
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất