Nhằm phát triển toàn diện ngành chăn nuôi theo xu hướng hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Cục Chăn nuôi, Tổ chức FAO triển khai xây dựng Dự án “Tăng cường thực hành tốt trong chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn ASEAN GAHP” tại Vĩnh Phúc. Đây là hướng đi mới, đầy tiềm năng phát triển ngành Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng.
ASEAN GAHP cho gà đẻ và gà thịt là tiêu chuẩn thực hành tốt trong chăn nuôi cho khu vực ASEAN. Mục tiêu của ASEAN GAHP là phòng tránh, giảm thiểu các vấn đề gây mất an toàn thực phẩm; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm thịt gà và trứng gà; cải thiện kỹ thuật năng lực thực hành cho nông dân và giúp tạo sự bền vững chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và bảo vệ môi trường.
Nhờ ứng dụng những kỹ thuật chăn nuôi từ mô hình ASEAN GAHP, chất lượng gà thịt của gia đình anh Nguyễn Văn Thủy, Khu 6, xã Hoàng Hoa (Tam Dương) được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: Chu Kiều
Thời gian qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Cục Chăn nuôi, Tổ chức FAO tiến hành khảo sát 25 hộ chăn nuôi gia cầm tại các huyện trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra, khảo sát thực tế đã lựa chọn 10 hộ đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện tham gia thực hiện mô hình chăn nuôi áp dụng tiêu chuẩn ASEAN GAHP, gồm: 4 hộ chăn nuôi gà đẻ (2 hộ ở Tam Dương, 1 hộ ở Tam Đảo, 1 hộ ở Yên Lạc) và 6 hộ chăn nuôi gà thịt tại huyện Tam Đảo.
Tham gia mô hình, các hộ chăn nuôi được hỗ trợ 25 triệu đồng/mô hình và thực hiện nâng cấp cơ sở hạ tầng theo đúng cam kết, như: Hoàn chỉnh hệ thống hàng rào ngăn cách khu vực chăn nuôi với bên ngoài, ngăn cách giữa các khu vực chăn nuôi; cải tạo máng uống nước cho gà; cải tạo nhà kho, nhà vệ sinh; di chuyển một số chuồng nuôi khác ra xa khu vực nhà ở; làm chỗ để ủ phân gà; làm rãnh thoát nước khu vực chăn nuôi; tăng cường vệ sinh xung quanh chuồng trại, khu nhà ở của gia đình; trang bị đầy đủ bảo hộ lao động; lưu trữ toàn bộ hồ sơ, giấy tờ, chứng từ, hóa đơn mua bán vật tư, con giống, thức ăn, thuốc, vắc xin, hóa chất… để phục vụ truy xuất nguồn gốc.
Kết quả, quá trình chăm chóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh theo quy trình riêng đã giúp đàn gà của các hộ tham gia mô hình tăng sức đề kháng, ít xảy ra dịch bệnh, phát triển đồng đều; nguồn thức ăn tiêu tốn giảm, thể trọng tăng. Theo hạch toán, các hộ chăn nuôi trước đây chưa tham gia mô hình mỗi lứa gà 1.000 con, chi phí hết khoảng 10 triệu đồng tiền thuốc, sau khi thực hiện các nội dung xây dựng mô hình, chi phí hết khoảng 8 triệu đồng, tiết kiệm được 20%; tỷ lệ ấp nở tăng 2- 7%, giảm lượng kháng sinh và chất khử trùng sử dụng từ 20 – 50%, từ đó giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh trong sản xuất và cung ứng gia cầm; tạo động lực cho hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp tăng cường an toàn sinh học và tăng hiệu quả chăn nuôi cho nông hộ.
Là một trong những hộ được tập huấn về mô hình, gia đình ông Nguyễn Văn Thủy, khu 6, xã Hoàng Hoa (Tam Dương) hiện đang nuôi 9.000 gà thịt, cung cấp chủ yếu ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bắc Giang, Lào Cai…
Chia sẻ với chúng tôi, ông Thủy cho biết: “Nhờ được tập huấn các kiến thức về chăn nuôi theo tiêu chuẩn ASEAN GAHP như: Các giải pháp kỹ thuật, an toàn sinh học trong cơ sở chăn nuôi gà quy mô nhỏ và vừa; xử lý gà bệnh, chết và chất thải chăn nuôi; sử dụng vắc xin phòng bệnh cho gà… tôi đã có thêm kiến thức về việc sử dụng vắc xin đúng kỹ thuật để vận dụng vào mô hình chăn nuôi của gia đình. Qua áp dụng lứa gà đầu tiên, gia đình tôi đã tiết kiệm được 20 triệu đồng chi phí tiền thuốc men cho gia cầm, hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh trong công tác phòng trị bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”.
Là một trong những hộ được chọn để triển khai thực hiện mô hình, hộ gia đình anh Trần Văn Sáu, xã Minh Quang (Tam Đảo) nuôi 2.000 gà, thông qua áp dụng tiêu chuẩn ASEAN GAHP, gia đình anh lãi 100 triệu đồng/lứa. Chia sẻ với chúng tôi, anh Sáu cho biết: Sau khi được chọn tham gia mô hình, tôi được các chuyên gia hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh, rút ngắn thời gian chăn nuôi, tiết kiệm thức ăn, chi phí thuốc thú y… giúp cho sản phẩm bán được sạch hơn, thịt gà ngon hơn.
Trạm Trưởng Trạm Khuyến nông Tam Đảo Bùi Văn Cầu cho biết: Chăn nuôi gia cầm theo kiểu truyền thống ngày càng bộc lộ những hạn chế, rủi ro do dịch bệnh diễn biến phức tạp, trong khi việc dùng kháng sinh chưa mang lại hiệu quả trị bệnh cao, tiềm ẩn nguy cơ tồn dư trong sản phẩm; chất thải trong chăn nuôi cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trước thực trạng đó, việc các hộ chăn nuôi được tham gia mô hình áp dụng chăn nuôi gia cầm theo tiêu chuẩn ASEAN GAHP đã mở ra một hướng đi mới nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống, tăng tính bền vững, hướng tới chăn nuôi sạch.
Ngọc Lan
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- vietgap li>
- asean gahp li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất