[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong xu thế hội nhập và phát triển, con heo vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất chăn nuôi ở nước ta. Nếu như trước đây có đến 60-70% tổng đàn heo nằm ở qui mô chăn nuôi vừa và nhỏ thì trong thời gian tới tỷ lệ này sẽ chuyển dịch cho quy mô chăn nuôi lớn. Chăn nuôi heo tập trung sẽ được tăng tốc và phát triển trong một vài năm tới mặc dù phạm vi thị trường tiêu thụ không có nhiều thay đổi. Chiến lược đầu tư con giống, chất lượng con giống, và công tác quản lý giống là một trong những vấn đề đầu tiên được nhiều công ty/trang trại quan tâm.
Nhiều giống heo từ các nguồn khác nhau về nuôi và lai tạo không kiểm soát, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý giống ở cấp độ vùng và quốc gia.
Giống quyết định năng suất ban đầu cho một trang trại. Hầu hết heo giống các trang trại chăn nuôi tập trung (trừ đàn giống nội đang được bảo tồn) đều có máu heo ngoại và dấu ấn của công nghệ DNA/gen.
Trong nhiều năm qua có khá nhiều doanh nghiệp/trang trại nhập các giống heo cụ kỵ (GGP), ông bà (GP) hay bố mẹ (PS) từ các nguồn khác nhau về nuôi và lai tạo không kiểm soát, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý giống ở cấp độ vùng và quốc gia.
Sự hiểu biết về giống và công tác giống heo khác nhau ở quy mô chăn nuôi và trình độ chăn nuôi
Đối với các trang trại lớn, việc mua/nhập heo thường được tư vấn rất kỹ. Tuy nhiên ở qui mô chăn nuôi vừa và nhỏ, việc chọn giống vẫn chưa được khai thông. Thực tế, nhiều nông hộ vẫn còn lưu giữ nguồn giống lâu đời tại chỗ (địa phương hoặc mua từ xóm giềng) để làm nái nền và sử dụng dịch vụ gieo tinh nhân tạo để phối giống mà không nắm rõ nguồn gốc. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Với kinh nghiệm đã có, việc lựa chọn con giống thường dựa theo phương pháp truyền thống (chủ yếu là đánh giá ngoại hình và năng suất của mẹ), mà chưa nắm rõ bản chất di truyền của giống/dòng/cá thể. Việc đánh giá ngoại hình và năng suất giờ đây chỉ là một phần tham khảo bởi công tác giống heo đã có những bước đột phá mạnh nhờ vào công nghệ gen.
Sự đột phá của công nghệ DNA/gen đã tạo ra các dòng heo cao sản, hội đủ một số tính trạng theo định hướng của nhà sản xuất. Dù vậy, các nhóm tính trạng khác nhau (năng suất, chất lượng, sức khỏe,…) vẫn mang tính đối lập nhau. Ví như những dòng cho năng suất quày thịt tốt nhất thường có những điểm hạn chế về năng suất sinh sản. Khái niệm “dòng” giờ đây còn có thể được hiểu theo nhóm công nghệ được ứng dụng trong chọn lọc.
Trong hệ thống sản xuất hiện nay, nếu mua heo giống có nguồn gốc không rõ ràng thì việc nhận diện giống thuần/lai hoặc dòng thịt/sinh sản là rất khó, bởi năng suất của đời sau có thể thấp và kiểu hình có thể bị phân ly, giá trị sản phẩm sẽ giảm.
Nhiều hộ chăn nuôi thay vì mua con giống tốt cộng thêm chi phí giá trị con giống (do công ty, trang trại lớn cung cấp) thì họ vẫn hướng chọn con giống rẻ (mua tại địa phương, xóm giếng) bởi tiết kiệm được chi phí đầu ban đầu đáng kể. Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí con giống ban đầu đã ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả sản xuất do năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, sức khỏe và sức kháng bệnh kém, tỷ lệ hao hụt cao, giá trị sản phẩm không cao,… và như vậy khoản chi phí tiết kiệm để mua con giống ban đầu sẽ không bù được sự sụt giảm hiệu quả sản xuất.
Đàn heo nái và thịt thương phẩm dựa vào công thức lai truyền thống?
Hiệp hội các nhà xuất khẩu heo Canada (Canadian Swine Exporters Association) vẫn dựa trên công thức lai truyền thống, sử dụng Yorkshire và Landrace thuần để tạo ra đàn nái nền F1 và sau đó cho phối giống với đực giống Duroc (ưu thế về màu sắc, vân mỡ, độ mềm, độ rỉ dịch của thịt,…) để sản xuất heo thịt thương phẩm 3 máu.
Mặc dù cùng giống, nhưng giá trị mỗi giống là khác nhau giữa các quốc gia, công ty hay trang trại cung cấp bởi chiến lược cải tiến giống và xây dựng thương hiệu là khác nhau. Thực vậy, ngoài việc ứng dụng phần mềm quản lý BreedDirect BLUP, Công ty Hermitage Pedigree Pigs Ltd. (Ireland) cũng đã đưa thêm công cụ Genomic Selection (chỉ thị phân tử DNA) vào qui trình chọn lọc. Nhờ đó đã cải thiện nhanh các tính trạng kinh tế (Hình 2 & 3).
Hình 2: Khuynh hướng cải tiến di truyền về số con sơ sinh còn sống/ổ/năm của Yorkshire thuần (www.hermitagegenetics.ie/)
Hình 3: Khuynh hướng cải tiến về di truyền số con sơ sinh còn sống/ổ/năm của Landrace thuần (www.hermitagegenetics.ie/)
Đối với một số quần thể heo giống Canada thì các nhà chọn giống đã đưa gen IGF2 (Insulin Like Growth Factor 2) như là một chỉ thị phân tử quan trọng để cải tiến tỷ lệ nạc ở heo (Canadian Centre for Swine Improvement, CCSI). Chi phí kiểm tra IGF2 khoảng 50 đôn la/mẫu (Bảng 1 & Hình 4).
Trong khi đó, Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam được thừa hưởng độc quyền nguồn gen cực kỳ có giá trị từ PIC (Mỹ). Theo đó, ngoài việc đẩy nhanh tốc độ cải tiến di truyền của một số tính trạng kinh tế quan trọng như số con sơ sinh, khối lượng cai sữa, độ dày mỡ lưng, hệ số chuyển hóa thức ăn, số ngày xuất chuồng,…, nguồn giống PIC có chứa thụ thể kháng E.coli F18 (Escherichia coli F18 receptor locus, ECF18R). Thực tế sản xuất cho thấy, ở các trang trại đang xảy ra dịch tiêu chảy cấp thì heo con GF24 (một trong những dòng kháng E.Coli F18 của PIC) có tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn/mức độ tiêu chảy nhẹ hơn, mau khỏi bệnh nhanh hơn và tỷ lệ hao hụt thấp hơn so với các dòng heo khác. Song song đó, năm 2010, các nhà nghiên cứu Đại học Ghent và Katho (Bỉ) phát hiện thụ thể CD163, giúp virus tai xanh xâm nhập vào tế bào vật chủ để gây bệnh.Trong khi đó, Công ty Cổ phần GreenFeed Việt Nam được thừa hưởng độc quyền nguồn gen cực kỳ có giá trị từ PIC (Mỹ). Theo đó, ngoài việc đẩy nhanh tốc độ cải tiến di truyền của một số tính trạng kinh tế quan trọng như số con sơ sinh, khối lượng cai sữa, độ dày mỡ lưng, hệ số chuyển hóa thức ăn, số ngày xuất chuồng,…, nguồn giống PIC có chứa thụ thể kháng E.coli F18 (Escherichia coli F18 receptor locus, ECF18R). Thực tế sản xuất cho thấy, ở các trang trại đang xảy ra dịch tiêu chảy cấp thì heo con GF24 (một trong những dòng kháng E.Coli F18 của PIC) có tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn/mức độ tiêu chảy nhẹ hơn, mau khỏi bệnh nhanh hơn và tỷ lệ hao hụt thấp hơn so với các dòng heo khác. Song song đó, năm 2010, các nhà nghiên cứu Đại học Ghent và Katho (Bỉ) phát hiện thụ thể CD163, giúp virus tai xanh xâm nhập vào tế bào vật chủ để gây bệnh.
Hình 4: Chỉ thị phân tử IGF2 hỗ trợ chọn lọc tăng 2-4% nạc (www.gentecweb.com/home/igf2)
Đến năm 2015, tập đoàn PIC đã hợp tác với Giáo sư Randall Prather (Đại học Missouri, Mỹ) nghiên cứu thành công dòng heo kháng bệnh tai xanh nhờ việc điều chỉnh hệ gen ngăn ngừa quá trình tổng hợp protein CD163.Giống cụ kỵ, ông bà hay bố mẹ có thể được công nhận khi xin thủ tục nhập khẩu, nhưng trong quá trình làm công tác giống thì không được giám sát chặt chẽ?Nhân một lần ghé thăm trang trại nuôi heo lâu đời và uy tín bậc nhất ở Sóc Trăng, GS.TS. Klaus Wimmers (Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Gia súc FBN-Dummerstorf, Đức) nhìn vào lý lịch nái và hỏi “Đây là giống Landrace thuần tại sao có đốm đen nhỏ ở khấu đuôi?” dù chủ trại một mực khẳng định là mua giống thuần ở một Trung tâm Giống cấp quốc gia? Như vậy, nếu tiếp tục giữ thế hệ con để làm giống thì rõ ràng ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.Ngày 30/9/2016 tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất trong chăn nuôi heo khu vực Nam Bộ” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Bến Tre, nhiều bà con hỏi về địa chỉ cung cấp giống heo uy tín và chất lượng ở ĐBSCL nhưng lời giải đáp của Ban Cố vấn chưa thật sự thỏa mãn cho người chăn nuôi. Dù là câu hỏi nhỏ, nhưng đó là thực trạng về giống và công tác giống heo ở ĐBSCL.Làm gì để có cơ sở chăn nuôi cung cấp giống heo tin cậy cho người chăn nuôi ĐBSCL?Hiện nay có khá nhiều công ty, cơ sở chăn nuôi nhập giống heo có chất lượng, quản lý giống bài bản,… nhưng công tác giám sát, quản lý ở góc độ nhà nước vẫn chưa được chặt chẽ, giá trị con giống của từng trang trại chưa được khẳng định. Để tiến tới xây dựng thương hiệu và định giá cho từng cơ sở giống, có mấy gợi ý sau:Xây dựng Trung tâm quản lý dữ liệu giống. Trang trại muốn cấp chứng nhận cơ sở sản xuất giống phải cập nhập thường xuyên dữ liệu trại vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; Thành lập Hội đồng (có thể giao cho Hội Chăn nuôi Việt Nam) để thẩm định chất lượng con giống, tính ổn định, giá trị gây giống… từng quý/năm để có cơ sở định giá giống của trang trại; Trang trại phải cam kết đảm bảo sản xuất con giống theo các thông số kỹ thuật của giống ít nhất một năm sau khi Hội đồng thẩm định; Tổ chức đấu giá con giống để đánh giá thương hiệu của trang trại; Cung cấp địa chỉ cơ sở sản xuất giống và gợi ý giá trị con giống cho nhà chăn nuôi.
Gợi ý mô hình quản lý giống heo
PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa
- chan nuoi heo li>
- chăn nuôi lợn li>
- heo đồng nai li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất