Trong tổng số 117 mẫu thịt được lấy từ các điểm siêu thị, chợ truyền thống tại TPHCM các nhà nghiên cứu phát hiện 80 mẫu bị nhiễm khuẩn Salmonella. Đây là loại vi khuẩn có thể gây bệnh viêm dạ dày, ruột cho người sử dụng nếu không được nấu chín kỹ.
Đó là kết quả nghiên cứu vừa được Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) thực hiện tại TPHCM công bố (ngày 26/1). Nhóm nghiên cứu đã lấy 117 mẫu thịt gà, bò và heo từ các điểm siêu thị và chợ truyền thống trong thành phố từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2017 để thực hiện các xét nghiệm, phân tích.
Nếu chỉ bằng mắt thường, người tiêu dùng không thể biết mẫu thịt nào bị nhiễm khuẩn, chứa kháng sinh
Kết quả cho thấy 80 mẫu (chiếm 68,4%) bị nhiễm vi khuẩn Salmonella – đây loại không gây bệnh thương hàn, tuy nhiên nó có thể gây bệnh viêm dạ dày, ruột cho người sử dụng nếu không được nấu chín kỹ.
Dẫn số liệu giám sát của Liên minh Châu Âu vào năm 2014, bà Nguyễn Thị Nhung, nhà vi sinh học tại OUCRU, đồng thời là tác giả chính của đề tài chỉ ra: “Tỷ lệ các mẫu thịt (mỗi mẫu 25g) nhiễm Salmonella tại Châu Âu là 2,26% (thịt gà); 0,62% (thịt heo) và 0,23% (thịt gà). Tỷ lệ tương ứng trong nghiên cứu của OUCRU với mẫu thịt lấy từ TPHCM là 71,8% (thịt gà), 70,7% (thịt heo) và 62,2% (thịt bò) đây là tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmonella rất cao”.
Cũng theo bà Nhung: “Đáng lo ngại là số lượng lớn Salmonella trong một vài loại thịt, nhất là thịt gà mua ở chợ truyền thống. Loại thịt này chẳng những chứa Salmonella, mà còn chứa một lượng lớn vi khuẩn, ước tính có 1.500 khuẩn Salmonella trong mỗi gam thịt gà ở chợ truyền thống. Tuy nhiên để giải thích cụ thể nguyên nhân thịt nhiễm vi khuẩn này, chúng ta cần thực hiện thêm những nghiên cứu khác”.
Bên cạnh những phát hiện về tình trạng nhiễm khuẩn Salmonella, OUCRU đã kiểm tra tính kháng kháng sinh (lờn thuốc kháng sinh) của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được từ thịt. Các nhà nghiên cứu nuôi các chủng Salmonella trong phòng thí nghiệm, rồi kiểm tra độ nhạy của chúng với 32 thuốc kháng sinh thì có đến 52,2% các chủng Salmonella đa kháng thuốc, nghĩa là kháng với ít nhất 3 nhóm kháng sinh.
Người sử dụng có thể bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh khi tiếp xúc xử lý thịt hoặc ăn thịt, trứng, rau chưa chế biến kỹ. Để phòng tránh lây nhiễm, ngoài việc thực hiện ăn chín, uống chín các chuyên gia khuyến cáo người chế biến thực phẩm nên rửa tay sạch trước và sau khi chế biến, rửa sạch rau, thịt và các mặt hàng thực phẩm nói chung dưới vòi nước sạch.
Vân Sơn
Nguồn: Dân trí
- salbutamo li>
- thực phẩm sạch li>
- vệ sinh an toàn thực phẩm li>
- thịt bẩn li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất