[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 5/3/2018, tại TP Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo và Triển lãm Minh Vi (Veas) tổ chức họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc tế lần thứ 7 về chăn nuôi, thú y, ngành sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản Việt Nam (ILDEX Vietnam 2018).
Theo đó, triển lãm ILDEX Vietnam 2018 sẽ diễn ra từ ngày 14 – 16/03/2018 tại TP Hồ Chí Minh, với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, thu hút gần 250 doanh nghiệp đến từ 30 quốc gia trên thế giới tham gia trưng bày; ước tính thu hút gần 10,000 khách tham quan, với 5 khu gian hàng quốc tế (Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Cộng hòa Séc).
Chăn nuôi có sự chuyển dịch đáng kể
Chia sẻ tại buổi họp báo, ông Hoàng Thanh Vân, Cục Trưởng Cục chăn nuôi cho biết năm 2017 đã có sự chuyển dịch đáng kể.
Cục trưởng Hoàng Thanh Vân chia sẻ tại buổi họp báo
Trải qua năm 2017 với nhiều khó khăn và biến động, ngành chăn nuôi vẫn giữ được nhip độ tăng trưởng 2,92%; góp phần tích cực vào mục tiêu tăng trưởng chung của toàn ngành nông nghiệp.
Tuy đã có nhiều tín hiệu đáng mừng, nhưng năm 2018, ngành chăn nuôi vẫn phải tiếp tục khắc phục các thách thức đặt ra để hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu.
Thống kê cả nước có hơn 36.000 trang trại thì có gần 21.000 trại chăn nuôi (63%), với tốc độ tăng trưởng từ 23 – 26%. Số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng giảm đáng kể. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, trong vòng 5 năm, số hộ nuôi nhỏ lẻ đã giảm gần 1 triệu hộ.
Hiện cả nước còn hơn 7,4 triệu hộ chăn nuôi. Trong đó có 2,6 triệu hộ trực tiếp chăn nuôi lợn (thay vì gần 4 triệu trước đây); từ 8,6 triệu hộ hộ chăn nuôi gia cầm nay đã giảm còn 7,2 triệu hộ.
Theo ông Vân, sự chuyển biến đáng kể này đến từ thay đổi nhận thức trong chăn nuôi: “Từ doanh nghiệp đến nông hộ đều ý thức rõ chỉ khi chăn nuôi gắn với thị trường, chăn nuôi phải liên kết chuỗi, chăn nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mới cạnh tranh được với thị trường quốc tế”.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi cũng có chuyển biến tích cực. Trong đó, có đóng góp lớn từ các triển lãm trong nước và quốc tế. Điều này, biểu hiện ở sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước cũng tiếp cận mạnh mẽ hơn về công nghệ, con giống cho tới thiết bị.
Khâu tìm kiếm thị trường cũng ghi nhận nỗ lực tích cực từ Trung ương, chính quyền địa phương đến bản thân các doanh nghiệp. Ngày càng nhiều doanh nghiệp và trang trạng tham gia liên kết để xuất khẩu trong năm 2017 đã cho thấy những tính hiệu khả quan.
Quang cảnh buổi họp báo giới thiệu ILDEX 2018
3 thách thức đặt ra với ngành chăn nuôi 2018
Tuy nhiên, người đứng đầu Cục chăn nuôi cũng cho rằng năm 2018 vẫn còn nhiều thách thức vô cùng lớn đang đặt ra, trước hết là giá thành sản xuất. Các năm qua giá thành chăn nuôi của Việt Nam luôn cao hơn các nước ngay trong khu vực. Đơn cử như giai đoạn từ 2015 – 2017, giá lợn cao hơn 25 – 35%, giá gia cầm cao hơn 15%, giá trứng hơn 12 – 17%.
Thời gian qua, đã có không ít doanh nghiệp quyết tâm rà soát và cắt giảm bớt các công đoạn, chi phí để tiến tới giá thành chăn nuôi gà trắng chỉ ở mức 20.000 đồng/kg, hoặc giá thành chăn nuôi lợn chỉ ở dưới 30.000 đồng/kg.
Thách thức tiếp theo mà của ngành chăn nuôi cần giải quyết là công tác giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Được biết, hiện đã ít nhất đã có 3 – 4 doanh nghiệp cam kết xây dựng nhà máy giết mổ với quy mô lớn và đạt chuẩn.
Hiện công ty Masan Việt Nam đang khởi công nhà máy giết mổ công suất 1,4 triệu con lợn/năm tại tỉnh Hà Nam. Công ty Dabaco cũng thông báo tỉnh Bắc Ninh đã đồng ý xây dựng cơ chế đặc thù cho việc xây dựng nhà máy giết mổ hỗn hợp lợn và gia cầm công suất khoảng 1 – 1,2 triệu con/năm và 60 – 70 triệu con gia cầm/năm…
Về khâu tiêu thụ, ở Đồng Nai đã có công ty Koyo&Unitek xuất khẩu thịt gà chế biến đi nhật nhưng số lượng còn khiêm tốn khoảng 200 – 300 tấn/tháng. Hiện các doanh nghiệp khu vực phía Nam đang tiếp tục phấn đấu đưa con số này lên ngưỡng 3.000 tấn/tháng. Đã có 8 doanh nghiệp và trang trại tham gia đăng ký xuất sang Nhật.
Mới đây công ty chăn nuôi CP cũng đã hứa sẽ san sẻ đơn hàng xuất khẩu từ thị trường Thái Lan để Việt Nam tiêu thụ bớt đàn gia cầm trong nước, tiến tới ổn định 320 triệu con có mặt thường xuyên đủ để tiêu dùng trong nước bình thường và ít biến động giá cả.
Thách thức thứ 3 cần vượt qua là liên kết sản xuất. Cục chăn nuôi đánh giá năm 2017 có tín hiệu mừng nhưng vẫn liên kết còn thiếu bền vững. Cả nước hiện 680 chuỗi liên kết sản xuất thì có hơn 350 chuỗi thuộc ngành chăn nuôi. Các tổ hợp tác, hợp tác xã đã hiện ngày càng nhiều hơn và hoạt động mạnh mẽ hơn nhất là ở khu vực phía Nam.
“Cục chăn nuôi đang xây dựng nội dung để chuẩn bị tổ chức hội thảo quy mô toàn quốc để giới thiệu về các giải pháp liên kết sản xuất và tiêu thụ. Chuỗi liên kết phải được xây dựng mạnh mẽ hơn, nhất là sau giai đoạn biến động giá thị trường ở các năm 2016, 2017. Đây cũng là xu thế chung của thế giới để tiến tới giảm bớt khâu trung gian, hạ giá thành sản phẩm cũng như tạo ra sản phẩm chất lượng”, ông Vân chia sẻ.
KHÁNH CHƯƠNG
ILDEX Vietnam 2018: Sân chơi quốc tế cho ngành chăn nuôi trong nước
ILDEX Vietnam 2018 tập trung vào tất cả các lĩnh vực trong ngành chăn nuôi như: Sức khỏe vật nuôi, Thức ăn chăn nuôi, Phụ gia thức ăn chăn nuôi, Dinh dưỡng vật nuôi, Trang thiết bị vật nuôi, Chuồng trại, Thức ăn chăn nuôi dạng cám, Sinh sản và Di truyền, Chế biến thịt,… Đặc biệt, khu vực AquaTech là nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, công nghệ tiên tiến thuộc lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản.
Với thông điệp “Mang tinh hoa thế giới đáp ứng nhu cầu địa phương”, ILDEX – Triển lãm quốc tế chuyên ngành chăn nuôi đã trở thành chuỗi sự kiện toàn cầu có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tại Việt Nam và các nước trong khu vực, tạo thành sân chơi lý tưởng để các doanh nghiệp trong ngành học hỏi và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước có ngành chăn nuôi phát triển.
Bên cạnh hoạt động triển lãm, hàng loạt hội thảo chuyên đề cũng sẽ được tổ chức trong suốt 3 ngày triển lãm với các chủ đề lựa chọn thay thế kháng sinh trong chăn nuôi (do Cục Chăn nuôi chủ trì); Giải pháp bền vững cho người chăn nuôi bò thịt và bò sữa (Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc Việt Nam chủ trì). Trường đại học Nông Lâm TP.HCM cũng mang đến nhiều nội dung bổ ích liên quan thức ăn chăn nuôi không kháng sinh; chăn nuôi vịt siêu thịt; các giải pháp quản lý thú y và dịch tễ…
Ban tổ chức hi vọng ILDEX Vietnam 2018 sẽ là cơ hội lý tưởng để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư và cập nhật xu hướng, công nghệ mới và thiết thực cho sự phát triển của ngành chăn nuôi.
- chăn nuôi li>
- ildex vietnam 2018 li>
- Hoàng Thanh Vân li>
- Cục Trưởng Cục chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất