Điều chỉnh các tiêu chuẩn về nước thải trong chăn nuôi cho phù hợp với đặc thù của SX trong nước là điều cần thiết. Tuy nhiên, làm thế nào để siết chặt tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi hiện nay cũng đang là vấn đề nhức nhối.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi
Trao đổi với NNVN, ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, chăn nuôi có điều kiện sẽ là nội dung cốt lõi trong dự thảo Luật Chăn nuôi. Theo đó, không thể ai thích nuôi thì nuôi.
Người chăn nuôi, nhất là các DN lớn cho rằng các tiêu chuẩn về nước thải chăn nuôi do Bộ TN-MT ban hành hiện nay là quá cao và cần phải điều chỉnh lại. Vậy theo ông, điều chỉnh ở mức nào thì vừa?
Theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT (Quy chuẩn 62) quy định chất lượng nước thải chăn nuôi thải ra môi trường, giới hạn cho phép của BOD5 tối đa chỉ 100 mg/l; COD tối đa chỉ 300 mg/l. Nếu so với các nước trên thế giới thì đây là giới hạn rất thấp, kể cả với các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ hay EU.
Bên cạnh đó, các tiêu chí về hàm lượng coliform, ni-tơ tổng số… cũng ở mức thấp, khó mà có thể đáp ứng được. Trong khi đó, chăn nuôi Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là quy mô trang trại và nông hộ nhỏ lẻ, quy trình xử lí chất thải cơ bản vẫn là biogas. Nếu chiếu theo Quy chuẩn 62, nước thải sau công trình biogas sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu, mà phải đầu tư thêm rất nhiều công nghệ xử lí nữa mới có thể đạt được.
Theo khảo sát của Cục Chăn nuôi cũng như báo cáo của các địa phương, hiện nay đại đa số trang trại và nông hộ qua kiểm tra đều không đạt về tiêu chuẩn nước thải… Vì vậy theo tôi, đối với nước thải chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường chung (ao hồ, sông suối…), chỉ số cơ bản như BOD5 của Việt Nam cần phải nâng lên tối thiểu ở mức 150 mg/l, chỉ số COD tối thiểu cũng ở mức 400 mg/l. Tuy nhiên đối với nước thải chăn nuôi dùng cho mục đích bón/tưới cho cây trồng, thì không nên cứng nhắc trong việc áp quy định về tiêu chuẩn nước thải chăn nuôi vào đây, mà phải có những quy định mới cho vấn đề này. Bởi hiện nay chúng ta chưa có quy chuẩn nào quy định, hướng dẫn về việc sử dụng nước thải/chất thải chăn nuôi như là một loại phân bón.
Có một thực tế là hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi, nhất là các vùng chăn nuôi lợn trọng điểm đang hết sức nghiêm trọng. Chiến lược nào để ngăn chặn vấn nạn này, thưa ông?
Hiện nay, mặc dù đã có khoảng 93% số trang trại và gần 63% số hộ chăn nuôi đã áp dụng một trong các biện pháp xử lí chất thải như biogas, đệm lót sinh học, ủ phân compost, tuy nhiên, đa số các trang trại xử lí chưa triệt để, không đúng quy trình vận hành, tình trạng quá tải ở các công trình biogas là phổ biến. Bên cạnh đó, có địa phương vẫn còn tới 46 – 47% số hộ chăn nuôi không áp dụng biện pháp xử lí chất thải nào và xả thẳng ra môi trường. Đây là những nguyên nhân khiến tình hình ô nhiễm tại nhiều vùng chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đang vô cùng bức xúc.
Tới đây, xử lý chất thải sẽ là yêu cầu đầu tiên để cấp phép chăn nuôi
Hiện tại, Cục Chăn nuôi đang được Bộ NN-PTNT giao soạn dự thảo Luật Chăn nuôi để trình Quốc hội trong năm 2018. Theo đó, chăn nuôi sẽ phải có điều kiện, chăn nuôi trước hết phải được cấp phép. Và một trong các yêu cầu cơ bản nhất để được cấp phép, đó là bắt buộc phải có phương án xử lí chất thải, cũng như đánh giá tác động môi trường.
Ông cho rằng tới đây, cần phải có quy chuẩn hướng dẫn riêng cho việc sử dụng chất thải chăn nuôi sau xử lí như là một loại phân bón. Vì sao vậy?
Tới đây, khi yêu cầu chăn nuôi có điều kiện, người chăn nuôi buộc phải có phương án xử lí chất thải, nhưng có thể linh hoạt hơn. Hoặc là anh phải xử lí làm sao đạt yêu cầu về nước thải mới được thải ra môi trường chung; hoặc là anh có thể xử lí rồi cung cấp cho các trang trại trồng trọt để tưới làm phân bón. Cách làm này đã được đa số các nước phát triển áp dụng, theo đó các trang trại chăn nuôi sẽ phải trả chi phi phí cho cả đơn vị vận chuyển chất thải lẫn trang trại trồng trọt tiếp nhận chất thải. Cách làm này hiện nay chưa phổ biến ở nước ta, nhưng tới đây, ngành chăn nuôi sẽ có cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ đẩy mạnh cho xu hướng này…
Xin cảm ơn ông!
Lê Bền
Nguồn: Báo Nông nghiệp VN
“Ngành trồng trọt (hoặc Bảo vệ thực vật) phải nhanh chóng ban hành các quy chuẩn, quy trình hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng chất thải chăn nuôi như là một loại phân bón lỏng. Cụ thể loại cây trồng gì thì được bón tối đa bao nhiêu/diện tích/năm, dư lượng ni-tơ, ka-li, phốt-pho tổng số trên đất phải ở ngưỡng bao nhiêu trong đất để vừa đảm bảo an toàn, chất lượng cho nông sản, vừa đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm…” – Ông Tống Xuân Chinh.
- ngành chăn nuôi li>
- nước thải li>
- chăn nuôi li>
- ô nhiễm trong chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất