Nhiều chủ trang trại chăn nuôi thôn Tráng Long, xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn, Bình Định) đang vừa làm ăn vừa lo ngay ngáy, bởi lẽ hợp đồng cho thuê đất đã hết hạn, nhưng UBND xã này không gia hạn hợp đồng.
Vợ chồng anh Lưu Trần Định Châu (SN 1980) và chị Đoàn Thị Sương (SN 1985), người ở thôn Thọ Lộc 1, xã Nhơn Thọ (TX An Nhơn) sang xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn) thuê gần 5.000m2 đất gò đồi thuộc thôn Tráng Long làm trang trại chăn nuôi gà vào tháng 5/2010.
Ông Đào Thành Lập (bìa trái) và anh Lưu Trần Đình Châu đang rất lo lắng vì việc gia hạn thuê đất.
Thời hạn thuê là 3 năm, đến ngày 31/12/2012 là hết hạn. Sau khi thuê đất, vợ chồng anh Châu xây dựng chuồng trại nuôi gà, rộng 2.000m2, anh Châu xây dựng 2 ô chuồng nuôi được thiết kế rất kiên cố. Phần còn lại anh Châu làm chuồng nuôi bò.
“Bước sang 2013, để ổn định việc làm ăn, tôi lên UBND xã Nhơn Lộc đề nghị ký tiếp hợp đồng khác thì bị từ chối với lý do UBND xã không còn quyền cho thuê đất (!?). Tuy nhiên, từ đó đến nay năm nào UBND xã cũng thu tiền cho thuê đất của tôi hơn 1,7 triệu đồng”, anh Châu cho biết.
Hệ thống quạt và điện trong trang trại gà của anh Châu hoạt động 100%
Vì thế vợ chồng anh Châu không dám đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi, dù nuôi gà siêu trứng đang ăn nên làm ra. Thậm chí, khi gia đình anh Châu từ xã Nhơn Thọ sang xã Nhơn Lộc làm ăn, 3 đứa con nhỏ phải đi theo, nhưng anh Châu không dám xây dựng 1 chỗ ở tươm tất để sinh hoạt.
Ngay cả khi xin được lắp công tơ sử dụng điện phục vụ cho trang trại, ngành điện cũng không chấp nhận, bởi anh Châu không có hợp đồng thuê đất làm trang trại. “Hiện tôi phải trả tiền điện rất cao, bởi điện được tính theo giá điện thắp sáng. Trong khi đó hệ thống quạt, phun sương trong trang trại gà hoạt động liên tục trong mùa nắng, mỗi tháng ngốn mất mấy triệu tiền điện”, vợ anh Châu, cho biết.
Sát cạnh trang trại của anh Châu là trang trại nuôi gà gia công cho Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam (Cty C.P) của ông Đào Thành Lập (SN 1962) còn lâm tình trạng khủng hoảng hơn. Ban đầu, ông Lập làm hợp đồng thuê của UBND xã Nhơn Lộc 4.560m2 đất trong 3 năm, hợp đồng này đến năm 2003 là hết hạn. Sau đó ông Lập tiếp tục được hợp đồng thuê thêm 5 năm.
Từ đó đến nay, UBND xã Nhơn Lộc không ký thêm với ông Lập hợp đồng nào khác. Tuy nhiên, hàng năm UBND xã Nhơn Lộc vẫn thu đều tiền thuê đất với hạn mức 332,5kg lúa/sào (500m2)/năm. “Xã bảo tôi cứ yên tâm làm ăn, sẽ gia hạn đủ 20 năm. Do đó tôi làm 2 dãy nhà trại để nuôi gà gia công cho Cty C.P với 1.300m2, đầu tư 700 triệu đồng. Thế nhưng sau khi hợp đồng 5 năm hết hạn, xã không ký thêm hợp đồng khác”, ông Lập cho biết.
Điều ông Lập lo lắng nhất là đến tháng 8/2018 này, hợp đồng nuôi gà gia công cho Cty C.P sẽ hết hạn. Cty C.P đòi hỏi đối tác phải có hợp đồng thuê đất với UBND xã Nhơn Lộc, để họ tin tưởng đầu tư con giống, thức ăn, kỹ thuật để ông Lập nuôi gia công. Không có hợp đồng thuê đất, chuyện làm ăn với Cty C.P của ông có thể “gãy gánh giữa đường!”
Các thiết bị điện trại gà của ông Lập ngốn đến hơn 4 triệu đồng tiền điện/tháng
Đình Vũ
Nguồn: Báo Nông nghiệp VN
Trao đổi qua điện thoại với ông Dương Văn Khanh, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc, ông Khanh cho biết: “Việc gia hạn hợp đồng với các chủ trang trại, xã giao cho cán bộ địa chính và tài chính xã phối hợp thực hiện định kỳ hàng năm. Tôi sẽ kiểm tra lại, nếu đúng vậy, tôi sẽ chỉ đạo khắc phục, tạo điều kiện cho người chăn nuôi trên địa bàn”.
- chăn nuôi li>
- trang trại chăn nuôi li>
- chủ trại chăn nuôi li>
- thuê đất li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất