Chúng ta có thực sự cần trí tuệ nhân tạo cho mọi thứ không?
Theo trang Futurism, cuộc sống của một con bò sữa khá là tuyệt. Chúng thư giãn, đi dạo trên những đồng cỏ xanh tươi; khi trời trở lạnh, chúng quây quần bên nhau ở trong những căn chuồng ấm cúng.
Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ thay đổi khi chúng bị ốm. Những con bò bị ốm thường ăn ít hơn, dáng đi khác thường hơn và kêu những tiếng “moo” đầy buồn bã. Giờ đây, những nhà buôn bán gia cầm lớn đã quyết định tự động hóa việc làm có “tuổi đời” gần bằng chính bản thân việc chăn nuôi: tìm hiểu xem con bò nào bị ốm để có thể chữa trị cho chúng. Những người ủng hộ cho rằng các thiết bị này sẽ giúp xác định bò ốm sớm hơn, nhưng nhiều nông dân lại cho rằng họ không cần đến nó, vì họ đã phát triển được giác quan thứ sáu có khả năng phát hiện con nào bị ốm và con nào không.
Công ty Hà Lan Connecterra đã phát triển một “hệ thống giám sát bò thông minh” theo sát nhất cử nhất động của từng con bò và chuyển thông tin trực tiếp đến người nông dân. Được xây dựng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo mã nguồn mở TensorFlow của Google, hệ thống sẽ sử dụng các cảm biến chuyển động “Fitbit” gắn trên cổ bò để phân tích hành vi của nó.
Connecterra khẳng định mạng lưới Big Bovine Brother của mình có thể cho biết bò bị bệnh từ 24-48 giờ trước khi bất kỳ triệu chứng thị giác nào phát sinh bằng cách phân tích sự thay đổi nhiệt độ bên trong (mà không phải do các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ hay độ ẩm). Nó cũng có thể học hỏi các hành vi như đi dạo, đứng, nằm và nhai của bò, từ đó ra cảnh báo nếu một con bò nào đó quyết định bỏ bữa.
Theo công ty, nhiều nông dân sẽ trực tiếp hưởng lợi từ công nghệ. Yasir Khokhar, cựu nhân viên của Microsoft và là CEO của công ty cho biết: “Đối với một trang trại điển hình tại Hà Lan, vốn thường được biết đến là rất hiệu quả, chúng tôi đã chứng kiến mức tăng từ 20-30% trong các hoạt động nông nghiệp khi sử dụng Connecterra”.
AI cũng đang được sử dụng ở những nơi khác trong các trang trại. Nông dân tại Trung Quốc đang triển khai theo dõi di chuyển của lợn bằng các thẻ RFID và máy ảnh trên không, giám sát từng con lợn bằng máy học (machine learning). Ngay cả những tiếng động mà lợn phát ra cũng được dùng để phân tích tình trạng sức khỏe.
Nhưng chúng ta có thực sự cần đến những cảm biến dựa trên AI hay không? Những người chăn nuôi bò sữa đã xuất hiện từ cách đây ít nhất 7.500 năm. Mark Rodgers, mọt nông dân chăn nuôi bò sữa ở Georgia chia sẻ với tờ Washington Post: “Tôi có thể phát hiện một con bò đang cảm thấy không khỏe cách tôi hàng mét chỉ bằng cách nhìn vào mắt của nó”.
Và còn cả chi phí nữa. Để đàn bò của bạn được kết nối với Connecterra, bạn sẽ tốn chi phí ban đầu là 80 USD (1,8 triệu đồng) và 3 USD (70.000 đồng) một tháng cho mỗi con bò. Số lượng bò càng nhiều, chi phí sẽ càng lớn.
Những lợi ích của việc sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo là rất rõ ràng. Nông dân có thể phản ứng trước bệnh tật hay các sự thay đổi về hành vi của gia súc nhanh hơn. Nhưng tất nhiên điều này cũng có mặt trái của nó: nếu nông dân tiếp tục sử dụng các công nghệ như Connecterra trong tương lai, liệu trực giác của họ có thay đổi hay biến mất theo thời gian? Thế hệ nông dân chăn nuôi bò sữa trong tương lai sẽ ra sao?
Nông dân chăn nuôi bò sữa biết nên làm thế nào và khi nào phải đáp ứng nhu cầu của bò mà không cần những công nghệ phức tạp. Dạy cho một người nông dân cách xem bò và họ sẽ uống sữa trong suốt quãng đời còn lại của họ. Nhưng làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo không thể ngăn cản đang xâm chiếm lấy hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, điều quan trọng nhất chính là tìm ra điểm cân bằng giữa trực giác của người nông dân và những công cụ công nghệ, để khiến cả người, bò và công nghệ đều hạnh phúc.
Duy Nguyễn
Nguồn: VNReview
- công nghệ li>
- trí tuệ nhân tạo li>
- chăn nuôi li>
- bò sữa li>
- Fitbit cho bò li>
- Công ty Hà Lan Connecterra li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất