[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hà Lan là nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn thứ hai trên thế giới và có nhiều chính sách quyết liệt trong việc quản lý chất thải chăn nuôi.
Hệ thống chính sách giảm chất thải
Chương trình khống chế và sử dụng chất thải chăn nuôi bắt đầu vào năm 1987. Năm 1991, lượng chất thải đã giảm. Năm 2010, lượng chất thải cân bằng, khi nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng từ chất thải cân đối với lượng cây trồng sử dụng và lượng mất đi trong quá trình canh tác. Chương trình được áp dụng cho đặc điểm của từng khu vực để đạt được cho nỗ lực này. Quy định xử phạt nông dân về việc sử dụng quá nhiều chất thải cho chăn nuôi cho một diện tích canh tác nhất định (vượt quá ngưỡng sử dụng cho cây trồng) đang được cân nhắc và điều luật này đã được lập. Những người làm luật kết luận rằng phần lớn người chăn nuôi thay vì chịu thiệt hại về năng suất trồng trọt, sẵn sàng trả thêm một ít tiền phạt để có thể bón thêm phân cho cây trồng.
Nhờ chính sách cây gậy và củ cà rốt, môi trường chăn nuôi của Hà Lan được cải thiện
Cũng như các nước ở châu Âu, Hà Lan đã tạo ra một hệ thống chính sách trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 để giảm phát thải các chất dinh dưỡng từ nông nghiệp. Các chính sách này tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quản lý chất thải. Hầu hết các biện pháp đưa ra trong chính sách dựa trên thực tế, là loại chất thải chăn nuôi ở Hà Lan được lưu trữ và sử dụng dưới dạng bùn, tức là hỗn hợp của phân, nước tiểu và nước tắm gia súc, nước rửa chuồng. Chính sách quản lý chất thải chăn nuôi của Hà Lan gồm các biện pháp sau đây:
Xả trực tiếp nước thải chăn nuôi vào nước mặt đã bị cấm từ những năm 1960. Các biện pháp quan trắc liên quan đã dần được thắt chặt bao gồm nước thải từ bãi chăn thả, từ trại vỗ béo, đường nội bộ trong trang trại và khu vực lưu trữ phân.
Kể từ năm 1985, các chính sách của Hà Lan đưa ra nhằm nỗ lực ngăn chặn sự tăng trưởng số lượng vật nuôi. Ban đầu, các trang trại có lượng phân gia súc thải ra hàng năm vượt quá 55kg phốt pho/ha sẽ không được phép tăng mật độ chăn nuôi. Sau đó, chính phủ tiếp tục xây dựng một số chính sách để giảm một số lượng vật nuôi bằng cách mua quyền chăn nuôi lợn và gia cầm (quyền thải phân P). Nhờ thực hiện kiên trì và nghiêm túc các chính sách này mà ngành chăn nuôi của Hà Lan đã làm giảm được 4,4 triệu kg phân/năm.
Cứ như vậy, các chính sách đưa ra sau này được quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn, lượng phân bón P được kiểm soát dựa vào những tỷ lệ giới hạn phân bón được sử dụng cho từng loại cây trồng. Đối với đồng cỏ và ngô, tỷ lệ này bao gồm cả Photpho bài tiết bởi gia súc chăn thả, có giá trị kinh tế rất cao vào năm 1987 phản ánh mật độ chăn nuôi cao và chính sách quản lý chất thải chăn nuôi đang ở giai đoạn hoàn thiện. Để tuân thủ các chính sách này, người chăn nuôi phải tính toán được lượng phân bón P mà gia súc tạo ra (sử dụng số liệu P bài tiết tiêu chuẩn cho các loại vật nuôi khác nhau) và tự định đoạt đối với phần phân dư qua các “ngân hàng phân bón” hoặc bằng “hợp đồng chuyển nhượng phân” trực tiếp với các trang trại trồng trọt hoặc các trang trại chăn nuôi với mật độ vật nuôi thấp.
Kể từ lúc chính sách giới hạn phân P được sử dụng cho một diện tích đất thực thi, việc trao đổi hạn ngạch chất thải chăn nuôi phải trả tiền cho người sử dụng lượng phân dư đó (bao gồm chi phí vận chuyển và các lệ phí khác). Do vậy, những chính sách kiểm soát này đồng thời buộc người nông dân phải chuyển chất thải chăn nuôi từ các trang trại chăn nuôi với mật độ cao tới các trang trại chăn nuôi với mật độ chăn nuôi thấp hơn, và cũng khuyến khích họ áp dụng cách thực hành chăn nuôi nhằm giảm sự bài tiết P.
Chính sách cấm sử dụng chất thải chăn nuôi hỗn hợp trong điều kiện thời tiết không thuận lợi cho thực vật sinh trưởng, từ 16/9-31/3 năm sau và sau khi đất bị đóng băng hoặc tuyết phủ. Như vậy, hiệu quả của chính sách này là tất cả các trang trại chăn nuôi cần phải có khả năng lưu trữ chất thải hỗn hợp cho ít nhất 5 tháng, những silo lưu trữ phải được che đậy để giảm sự bay hơi amoniac.
Chính sách cây gậy và củ cà rốt
Chính phủ Hà Lan đã dùng chính sách cây gậy và củ cà rốt trong vấn đề bảo vệ môi trường từ hoạt động chăn nuôi. Chính sách “cây gậy” có quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn trang trại và hoạt động trang trại (được bắt đầu từ những năm 1980): Hạn chế số lượng gia súc cũng như lượng chất thải ra; Quy hoạch trang trại nghiêm ngặt, chặt chẽ; Quy định và tiêu chuẩn về phân bón/ chất thải sử dụng thực hiện hoạt động sản xuất tốt nhất (một phần dựa trên luật của EU); Các quy định về vận chuyển gia súc; Các tiêu chuẩn về amoni, mùi và bụi chuồng nuôi áp dụng các kỹ thuật sẵn có tốt nhất (một phần dựa trên luật của EU); Trên quan điểm là không chỉ nói mà là thực sự áp dụng “cây gậy”: điều hành, kiểm soát và cảnh báo, phạt.
Cùng với đó, hỗ trợ tài chính cho các nghiên cứu và phát triển công nghệ mang tính cách mạng mới và quản lý kỹ thuật; Trợ cấp (một phần kính phí từ quỹ EU) và các biện pháp tài chính nhằm thúc đẩy đầu tư vào các kỹ thuật mới và quy định từ chất thải tốt hơn; Phổ biến kiến thức thông qua các dự án trình diễn, tư vấn và mạng lưới liên kết nông dân.
Hương Giang (t/h)
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất