Giá lợn hơi tiếp tục tăng mạnh lên mức 47-50 nghìn đồng/kg, gấp đôi so với giá thời điểm phải giải cứu năm ngoái. Giá cao chưa kịp mừng, nhiều người lại tỏ ra lo lắng tình trạng găm hàng chờ giá, người dân sẽ vào đàn ồ ạt…Thậm chí, lợn Trung Quốc giá rẻ sẽ đổ bộ vào Việt Nam gây bất an thị trường.
Cục Chăn nuôi khuyến cáo, dù giá lợn hơi đang lên song người dân cũng nên tính toán, tránh vào đàn ồ ạt.
Giá cao, lo bất ổn
Những ngày này, nhiều chủ trang trại lợn ở phía Bắc nghe ngóng thông tin để quyết có xuất chuồng, vào đàn hay không, vì lợn hơi tăng giá từng ngày. Tại “vựa” chăn nuôi lợn của thị trấn Văn Giang (huyện Văn Giang Hưng Yên), thương lái lùng sục “đỏ mắt” nhưng không có lợn thịt để bắt.
Giá lợn hơi loại tốt khu vực này hiện lên 49.000-50.000 đồng/kg, cao hơn 10.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng 5 và gấp đôi giá lợn so với thời điểm phải giải cứu năm ngoái. Với mức giá trên, anh Đỗ Quốc Gia, thôn Đan Nhiễm, thị trấn Văn Giang tiếc ngẩn ngơ, khi vừa xuất chuồng 150 con (trong tổng đàn gần 500 con) cách đây hơn chục ngày với giá chỉ 42.000 đồng/kg.
Theo anh Gia, 50.000 đồng/kg lợn hơi là mức “nằm mơ” của người nuôi lợn. Giá lợn lên cao, phần nào giúp người nuôi kéo lại phần thua lỗ năm trước, tuy nhiên, dân lại không có lợn để bán. Giá lợn giống cũng tăng từ 700.000 đồng/con hồi đầu năm nay lên 1,5 triệu đồng/con hiện nay. “Năm ngoái, trang trại lợn ở khu vực này “chết” như ngả rạ, khoảng 60% hộ nuôi phải treo chuồng hoặc giảm đàn vì lỗ”- anh Giang nói.
Trong khi đó, tại một trung tâm chăn nuôi lợn khác của miền Bắc là xã Ngọc Lũ (Bình Lục, Hà Nam), ông chủ trang trại Nguyễn Văn Chiểu cho biết, giá lợn ở Ngọc Lũ đã trên 45.000-46.000 đồng/kg, nguồn lợn rất ít. Theo ông, sau khủng hoảng năm ngoái, tới 60% số hộ nuôi ở Ngọc Lũ kiệt sức, bỏ nghề. Gia đình ông từ lúc chuồng khi nào cũng khoảng 500 con, giờ chỉ nuôi vài chục con.
“Thấy giá lên cao, nhiều hộ rục rịch vay mượn cố vào đàn. Tuy nhiên, giá lợn giống (loại 10 kg/con) đang ở mức quá cao, tới 1,5 triệu đồng/kg, gấp 3 lần so với cách đây 2 tháng. Nếu vào đàn lúc này, 4 tháng sau xuất chuồng, giá lợn hơi khoảng 41.000-42.000 đồng là người nuôi có lãi. Còn nếu giá lợn hơi chỉ 30.000 đồng/kg, có thể lỗ 1 triệu đồng/con là toi, nên tôi đang cân nhắc”- ông Chiểu nói.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, thịt lợn đang khủng hoảng thiếu, do lợn chăn nuôi nông hộ giảm nhiều, có yếu tố tăng giá do tâm lý.
Theo ông Dương, hiện giá lợn thu mua tại trang trại, công ty lớn ở cả miền Bắc, miền Nam đều ổn định ở mức 45.000-46.000 đồng/kg. Tuy nhiên, một số lò mổ nhỏ lẻ phải mua lợn trong dân, vì khan hiếm, vậy nên khu vực này giá bị đẩy áp sát mức 50.000 đồng/kg.
“Giá xuất chuồng 45.000-46.000 đồng/kg có thể duy trì trong một thời gian nữa, là cơ hội chăn nuôi tái đàn, đầu tư. Tuy nhiên, nếu vượt khung giá trên không phải là điều mừng, mà phát sinh bất ổn”- ông Dương nói.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi khuyến cáo, người nuôi nên bán lợn khoảng 100-120 kg/con là hợp lý, tránh tình trạng khan hiếm giả tạo, gây áp lực ảo cho thị trường, nhất là khi những tháng mùa hè nắng nóng, nhu cầu thịt lợn giảm nhiều. Cùng đó, việc vào đàn cũng cần tính toán, vì giá con giống đang cao, tránh vào ồ ạt, dẫn đến cung vượt cầu, giá thấp lại thua lỗ nặng.
Lợn Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam?
Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, trước đây, người chăn nuôi đổ xô nuôi lợn, đặc biệt là lợn mỡ để xuất đi Trung Quốc. Hàng loạt xe lợn xuất qua biên giới mỗi ngày với nỗi lo bị ép giá, thậm chí những lúc cấm biên, lợn phải “quay đầu” bán rẻ vào thị trường nội địa.
Tuy nhiên, trái ngược với cảnh đó, theo thương lái, hiện lợn hơi Trung Quốc đã “ém biên” để “lùa cả đàn” sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Giá lợn hơi Trung Quốc hiện chỉ 36.000-37.000 đồng/kg, trong khi giá lợn ở khu vực biên giới Việt Nam chỉ khoảng 45.000 đồng/kg. Giá này “mềm” hơn giá lợn hơi nội địa đang tăng như “lên đồng” thời gian qua, nên quy tắc “nước chảy chỗ trũng” sẽ khiến lợn Trung Quốc đổ bộ vào Việt Nam.
Nói về tình cảnh trên, ông Phạm Đức Bình, Giám đốc Cty TNHH Thanh Bình (Đồng Nai) cho biết, điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra và tạo ra sự xáo trộn về thị trường, nhất là ở miền Bắc. Giá lợn hơi phía Nam đã ngấp nghé lên 50.000 đồng/kg và heo nuôi trong dân không còn nhiều.
“Trung Quốc đang chăn nuôi 60% lợn của thế giới. Công nghệ chăn nuôi, tiềm lực của họ cũng mạnh, cùng với việc văn hóa ăn của người Trung Quốc cũng thay đổi, trước họ ăn nhiều thịt, nay giảm xuống… Lượng thịt dư thừa đó, khả năng sẽ đẩy sang Việt Nam dưới dạng lợn sống, heo đông lạnh…”- ông Bình nhận định.
Liệu có sự “làm giá” lợn? Ông Bình cho rằng: “Mức giá lợn hơi 50.000 đồng/kg sẽ rất khó bền vững. Tuy nhiên, giá cả do thị trường điều tiết và rất khó có một cánh tay, tập đoàn nào có thể tạo ra đợt giá tăng như vậy”.
Về thông tin lợn Trung Quốc có thể tràn vào Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, do giá trong nước cao nên lợn các nước xung quanh có thể vào nước ta, trong đó có Trung Quốc, kể cả lợn sống và thịt lợn đông lạnh.
“Do vậy, các địa phương biên giới cần tăng kiểm soát việc nhập khẩu tiểu ngạch. Nếu lơ là việc này, có thể dẫn tới nguy cơ về dịch bệnh, thị trường đảo lộn. Hiện thương lái vẫn xuất, nhập trao đổi qua cư dân biên giới, còn lợn Trung Quốc đi sâu vào nội địa thì chưa nhiều, vì chúng ta cũng đã có những biện pháp để kiểm soát”-ông Dương nói.
Nam Khánh
Nguồn: Báo Tiền Phong
- heo trung quốc li>
- Giá lợn tăng bất thường li>
- thịt lợn trung quốc li>
- giá lợn tăng li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất