Vụ đông xuân 2015 -2016, tại các tỉnh phía Bắc nước ta xuất hiện hiện tượng thời tiết cực đoan. Nhiệt độ môi trường xuống thấp kỷ lục, gây chết số lượng lớn đàn gia súc. Sau Tết Nguyên đán, các địa phương tích cực hỗ trợ giúp người chăn nuôi khắc phục hậu quả, tập trung cho việc tái đàn và phát triển đàn gia súc trở lại.
Thiệt hại lớn
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tổng số gia súc bị chết do rét đậm, rét hại gây ra trên địa bàn 16 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ tính đến ngày 18/2/2016 là 23.555 con. Trong đó 10.392 con trâu, nghé, 4.950 con bò, bê và 8.213 con gia súc khác (gồm dê, ngựa, lợn) trị giá trên 369 tỷ đồng. Tỷ lệ thiệt hại so với tổng đàn của từng tỉnh từ 0,07% (Bắc Giang) đến 1,67% (Sơn La).
Với hơn 5.000 con gia súc, gia cầm bị chết, Sơn La là tỉnh chịu thiệt hại nhất trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua. Số gia súc bị chết rét tập chung chủ yếu tại các huyện Sốp Cộp, Phù Yên, Mộc Châu, Thuận Châu. Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết trên địa bàn tỉnh có 1.736 con đại gia súc bị chết rét. Tỉnh Điện Biên có 1.721 con bị chết do giá rét. Đợt rét từ từ ngày 23-1 đến ngày 28-1-2016 toàn tỉnh Quảng Ninh có 1.600 con gia súc bị chết.
Bắc Giang bị thiệt hại 500 con gia súc.
Tích cực hỗ trợ người dân khôi phục đàn gia súc chết rét
Để giúp bà con vơi bớt khó khăn, tái sản xuất đàn gia súc. Ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng thương mại đã phối hợp với chính quyền địa phương xác định thiệt hại để có chính sách khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi, xóa nợ. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng vận động các ngân hàng thương mại có biện pháp an sinh xã hội hỗ trợ cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn có trâu bò bị chết trong đợt rét bất thường này.
Tại Sơn La, tỉnh đã có nhiều phương án hỗ trợ người dân. Cụ thể, tại huyện Bắc Yên đã chi 50 tấn ngô, sắn, thóc từ ngân sách dự phòng để trộn thành thức ăn tinh cung cấp cho gần 7.000 con gia súc ở 5 xã vùng cao. Để người dân có thể nhanh chóng ổn định sản xuất, huyện đã có công văn hướng dẫn các xã chủ động sử dụng các nguồn ngân sách dự phòng theo phân cấp để hỗ trợ cho nông dân có tiền mua giống gia súc, gia cầm và các loại giống hoa màu. Khi thiệt hại lớn, các xã sẽ tổng hợp báo cáo về huyện và nếu ngân sách của huyện không đủ, huyện sẽ báo cáo tỉnh hỗ trợ trong trường hợp thiệt hại quá lớn.
Tại Lào Cai, nhằm giúp nhân dân khôi phục đàn gia súc, ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương thực hiện hỗ trợ công khai, minh bạch, đảm bảo yêu cầu tái đàn, đồng thời quan tâm đến việc trồng cỏ, xây dựng chuồng nuôi; tiếp tục rà soát, thống kê số gia súc bị chết sau rét; giao Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ứng trước ngân sách để các địa phương hỗ trợ người dân trước ngày 30/6.
Các huyện, thành phố của tỉnh Điện Biên tích cực chỉ đạo người dân thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi. Đồng thời, cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn người dân dự trữ nguồn thức ăn cho trâu bò; tích cực vệ sinh chuồng trại, áp dụng các biện pháp giữ ấm, tăng cường phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Hà Văn Um – Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Cán bộ của Sở đã kiểm tra, xác minh việc thống kê thiệt hại đảm bảo chính xác, công khai theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để tỉnh thực hiện hỗ trợ 4 triệu đồng/ con trâu, bò.
Là một trong nhiều địa phương có gia súc bị thiệt hại, Quảng Ninh đã thành lập nhiều đoàn công tác xuống địa phương hỗ trợ nhân dân chống rét cho dân. Các hộ bị thiệt hại cũng nhận được sự hỗ trợ của nhiều nhà hảo tâm. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Chi nhánh Viettel Quảng Ninh phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hỗ trợ 1.205 chiếc chăn chống rét cho đàn bò thuộc chương trình “Chung tay vì cộng đồng – Bò giống giúp người nghèo biên giới”. Huyện Hải Hà cấp hỗ trợ 1.000m2 bạt, nilon cho 65 hộ dân để giúp che chắn chuồng trại gia súc, gia cầm. Huyện Bình Liêu chi 608 triệu đồng ngân sách huyện hỗ trợ vải bạt che chắn chuồng trại và thức ăn cho gia súc, gia cầm. Đến nay, các địa phương đã thành lập Hội đồng thẩm định phương án hỗ trợ thiệt hại. Theo đó, toàn tỉnh có 473 hộ có gia súc, gia cầm bị chết rét thuộc diện được hỗ trợ với tổng số tiền hỗ trợ trên 3,1 tỷ đồng. Để tiếp tục giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai do rét đậm, Sở NN&PTNT thành lập 6 đoàn công tác đang kiểm tra tại 14 địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, nhân dân phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang quyết định hỗ trợ 4 triệu đồng/con gia súc cho hơn 140 hộ nghèo huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động bị thiệt hại do giá rét, tổng kinh phí gần 600 triệu đồng. Sở NN&PTNT thường xuyên đôn đốc, đề nghị các huyện, thành phố chú trọng phòng, chống dịch bệnh, đói, rét; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.
Thùy Dương
Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ với thế mạnh về điều kiện tự nhiên chăn thả rất phù hợp để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò. Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi, đặc biệt vào mùa rét khi nhiệt độ giảm sâu và thức ăn thô xanh khan hiếm.
Do đó, khi triển khai các dự án Khuyến nông Trung ương trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc đã lồng ghép các nội dung như xây dựng mô hình trình diễn kết hợp với công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền để giảm thiểu tác hại trong mùa đông rét cũng như nhanh chóng khôi phục và phát triển đàn vật nuôi sau rét đậm, rét hại. Các kết quả đạt được cho thấy hiệu quả nhất định và chuyển giao cho người chăn nuôi những bài học kinh nghiệm nhằm duy trì và nâng cao năng suất chăn nuôi đại gia súc tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất