Quản lý chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Trong tháng 4/2016, tại Hà Nội và Bình Dương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp quản lý chất cấm và chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi”.
Bên cạnh việc cung cấp thông tin, kiến thức về chất cấm và kháng sinh cho người chăn nuôi, đây cũng là dịp để các bên tìm tiếng nói chung trong vấn đề quản lý và ngăn chặn.
Chất cấm đã giảm, chất kháng sinh còn nghiêm trọng
Theo Cục Chăn nuôi, từ năm 2015 đến tháng 2/2016 Cục Chăn nuôi đã tiến hành kiểm tra từ các địa phương 1.893 cơ sở, có 58 cơ sở có vi phạm chất cấm. Trong đó có 17/1.239 mẫu thức ăn chăn nuôi vi phạm chất cấm, 257/3.972 mẫu nước tiểu lợn vi phạm chất cấm, 12/451 mẫu thịt, phủ tạng vi phạm chất cấm.
Tại Hà Nội, kết quả kiểm tra mẫu thịt và nước tiểu trên gia súc, gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội đa số âm tính với chất cấm trong chăn nuôi. 21/404 mẫu nước tiểu được kiểm tra bằng test nhanh cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, các mẫu dương tính trên đã được lấy mẫu thịt và phân tích định lượng cho kết quả âm tính. Chỉ có 01 mẫu thịt lợn có nguồn gốc từ Hưng Yên được phân tích có dư lượng Salbutamol vượt mức giới hạn cho phép. Tất cả các mẫu thức ăn chăn nuôi trên được gửi phân tích tại Viện Chăn nuôi và cho kết quả đều âm tính với chất cầm trong chăn nuôi. Hà Nội cũng xây dựng đường dây nóng miễn phí và có chính sách thưởng cho người tố giác hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Tại Thanh Hóa, được sự hỗ trợ về thiết bị Kit thử nhanh của Cục Chăn nuôi từ đầu năm 2016, Đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Sở Y tế, Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra 70 trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lợn, chăn nuôi bò thịt trên địa bàn 12 huyện trọng điểm về chăn nuôi là Nông Cống, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Thanh Hóa,…
Tổng số mẫu nước tiểu kiểm tra bằng phương pháp test Kit thử nhanh: 160 mẫu trong đó có 05 mẫu nước tiểu tại 3 cơ sở chăn nuôi Trương Văn Định, xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa; hộ Lê Văn Nam, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc; trang trại Đỗ Văn Đại xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân có kết quả dương tính với chất cấm Salbutamol.
Sở NN&PTNT TP Hải Phòng thực hiện tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm: Thực hiện đối với 2.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (theo thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2015) của Bộ NN&PTNT thôn đối với các hộ sản xuất ban đầu nhỏ lẻ); trong quá trình ký cam kết thực hiện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy định vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả các mẫu kiểm tra thức ăn chăn nuôi, thịt lợn ở các lò mổ, nước tiểu vật nuôi ở các trang trại đều cho kết quả âm tính.
Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết, với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng, đến thời điểm này hành vi sử dụng chất Salbutamoll đã giảm và có xu hướng đẩy lùi. Kết quả đạt được là do nguồn cung cấp salbutamol đã được khống chế ngay từ nguồn nhập khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng chất cấm trôi nổi trên thị trường để sử dụng trong chăn nuôi.
Vào thời điểm này, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản vẫn được cho là nghiêm trọng. Tiến tới giảm dần và trước năm 2020, Việt Nam sẽ không còn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản là mục tiêu đề ra. Với chất cấm, kể từ ngày 1/7, khi Điều 317 Bộ luật Hình sự có hiệu lực, hành vi buôn bán sử dụng chất cấm có thể nhận đến 20 năm tù, theo Bộ NN&PTNT, đây chính là cơ sở quan trọng để xóa hoàn toàn trong thời gian ngắn nhất.
Ông Phùng Hữu Hào – Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông – lâm sản và thủy sản thông tin: Tỷ lệ mẫu tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm vượt ngưỡng cho phép trong chăn nuôi, thủy sản nuôi tăng so với 9 tháng đầu năm 2015 cho thấy tình trạng lạm dụng hóa chất, kháng sinh đã đến mức báo động. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng cũng như khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh trong xuất khẩu của nông sản Việt Nam.
Giải pháp lâu dài
- Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề nghị: Trước mắt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các hộ chăn nuôi, giết mổ cũng như người tiêu dùng, đồng thời huy động cả cộng đồng chung sức với ngành nông nghiệp trong cuộc chiến chống lại chất cấm, kháng sinh vì các sản phẩm chăn nuôi nói riêng và nông sản nói chung, hướng tới các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vì sức khỏe của con người.
TS Hoàng Thanh Vân – Cục Trưởng cục Chăn nuôi khẳng định, phương thức tốt nhất giảm lượng kháng sinh, không sử dụng chất cấm là quản lý tốt quy trình chăn nuôi, từ khâu sản xuất giống, chuồng trại, ánh sáng, nhiệt độ, nước uống và quy trình chăn nuôi được quản lý theo VietGAHP. Sử dụng hợp lý, hiệu quả các loại kháng sinh, dần dần tiến tới không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
GS.TS Vũ Duy Giảng, để pháp quản lí chất cấm và sử dụng chất kháng sinh trong chăn nuôi, góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm thì cách tiếp cận trong quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm cần thay đổi mạnh mẽ theo hướng: Nhà nước hỗ trợ và thúc ép các doanh nghiệp lớn vào cuộc mạnh mẽ, khẩn trương trong việc sản xuất, chế biến nông sản trước hết cho tiêu dùng nội địa và sau đó cho xuất khẩu theo hướng quy mô công nghiệp; Các doanh nghiệp lôi kéo nông dân vào mạng lưới sản xuất – chế biến theo công nghệ tiên tiến của doanh nghiệp.
Nhà nước chịu trách nhiệm đảm bảo lòng tin của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm bằng hệ thống quản lý và kiểm soát thống nhất của hiệu lực. TS Giảng còn kết luận, quản lý và kiểm soát an toàn thực phẩm hiệu quả không chỉ là trách nhiệm trong việc đảm bảo sức khỏe cho con người mà còn là yêu cầu của phát triển kinh té cả nước.
Trong bối cảnh hiện nay, cần hành động sớm trước khi rau, quả, trứng, sữa…nhập khẩu, vừa rẻ, vừa an toàn, tràn ngập thị trường và người tiêu dùng Việt Nam quay lưng lại với nông sản nội địa.
H.N
Chăn nuôi an toàn sinh học:
Hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi
An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó.
Các biện pháp kỹ thuật
1. Cách ly:
Là khoảng cách cần thiết giữa cơ sở chăn nuôi với khu dân cư, đường giao thông, chợ,…; khoảng cách giữa các chuồng nuôi, các khu chăn nuôi, trạm ấp, nhà chứa thức ăn, khu tiêu huỷ phân,….
Địa điểm xây dựng chuồng trại: Cách xa nhà ở và khu dân cư, đối với các trang trại chăn nuôi thì khoảng cách tối thiểu là 500 m, cách đường Quốc lộ 1.000m, cách chợ 3.000 m.
Vành đai thú y bao gồm: Hàng rào bao quanh khu chăn nuôi nhằm ngăn cách khu chăn nuôi với khu vực xung quanh, qua đó ngăn chặn sự xâm nhập của người và động vật vào khu vực chăn nuôi.
Khu vực chăn nuôi: Có các khu vực chăn nuôi riêng từng lứa tuổi gia súc, gia cầm nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây lan từ đàn này sang đàn khác.
2. Đảm bảo chuồng trại, thức ăn, nước uông: Sạch
Cổng ra vào khu vực chăn nuôi: Bố trí các hố sát trùng bằng vôi bột hoặc hoá chất trước cổng ra vào trại và trước các cửa chuồng nuôi.
Nhà sát trùng thay quần áo bảo hộ: Nên có phòng thay quần áo, sát trùng và nhà tắm cho công nhân và người ra vào khu vực chăn nuôi (đối với các trại chăn nuôi).
Vệ sinh thức ăn: Khu vực chế biến, bảo quản thức ăn phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, hàng tuần phải được khử trùng và diệt côn trùng,…
Vệ sinh nước uống: Nguồn nước cho gia súc, gia cầm uống phải đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh và phải được kiểm tra định kỳ.
Vệ sinh chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi và vườn, ao hồ chăn thả: Hàng ngày phải vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi, thay chất độn chuồng bị ẩm ướt. Định kỳ vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi bằng vôi bột hoặc thuốc sát trùng (khoảng 1 tuần một lần đối với vùng không có dịch, 1-2 ngày một lần đối với vùng đang có dịch).
Sau mỗi đợt nuôi phải thu gom chất độn chuồng đưa vào hố ủ có vôi bột, khơi thông cống rãnh, cọ rửa nền chuồng, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi, quét vôi tường, nền chuồng, rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, vườn chăn thả và phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng, vườn chăn thả trước khi nuôi mới. Ao hồ phải được vệ sinh thường xuyên, định kỳ tẩy uế.
Chuồng, vườn và trang thiết bị: Chuồng nuôi gia súc, gia cầm phải thông thoáng tự nhiên, trên địa hình cao ráo, sạch sẽ. Xung quanh chuồng tường xây lửng 50 cm, có lưới thép, có rèm che mưa, nắng, gió. Vườn chăn thả nên có diện tích rộng, có bóng cây mát và xung quanh có rào kín. Nên sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm để hạn chế bệnh tật và giảm ô nhiễm môi trường.
Thức ăn: Yêu cầu thức ăn cho gia súc, gia cầm phải đủ dinh dưỡng phù hợp với từng giống, từng giai đoạn nuôi. Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, bảo đảm không bị ẩm mốc, quá hạn sử dụng, nhiễm khuẩn, độc tố,…
3. Người ra vào khu vực chăn nuôi
Hạn chế khách vào thăm quan, bố trí cho công nhân ăn, ngủ tại trại (nhất là trong thời gian có nguy cơ phát dịch cao). Trước khi vào trại phải tắm rửa, thay quần áo (đặc biệt công nhân không được nuôi gia súc, gia cầm tại nhà riêng). Cán bộ thú y của trại không được hành nghề ngoài trại. Chủ trại nhỏ nên học cách chữa bệnh thông thường cho gia súc, gia cầm của mình, chỉ thuê thú y viên bên ngoài khi cần.
– Đối với gia súc, gia cầm: Gia súc, gia cầm đưa vào trại phải khỏe mạnh, được nhập từ cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh (có giấy chứng nhận kiểm dịch đầy đủ). Gia súc, gia cầm mới mua về trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 3 tuần. Tất cả gia súc, gia cầm phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin, cho uống thuốc phòng bệnh đúng lịch.
– Đối với sản phẩm gia súc, gia cầm: Cần kiểm tra chặt chẽ không mang thịt và sản phẩm gia súc, gia cầm vào trại sử dụng. Trứng gia cầm vào trại để ấp phải lấy từ những cơ sở đã được xét nghiệm an toàn dịch bệnh và phải xông formol trước khi đưa vào ấp.
– Đối với phương tiện vận chuyển: Bố trí phương tiện vận chuyển nội bộ riêng trong trại. Các xe vận chuyển trước khi vào trại phải phun thuốc khử trùng.
– Đối với dụng cụ chăn nuôi: Mỗi khu vực nuôi phải có dụng cụ riêng, nếu luân chuyển thì dụng cụ phải được vệ sinh và khử trùng.
4. Công tác xử lý khi có dịch bệnh: Khi có gia súc, gia cầm chết, chết hàng loạt phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y biết và gọi điện thoại đến đường dây nóng của tỉnh để xử lý kịp thời. Không bán chạy gia súc, gia cầm ốm, không vứt xác gia súc, gia cầm bừa bãi ra khu vực ao hồ xung quanh trại, không ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh.
Cấm vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm khi có dịch. Thành lập chốt kiểm dịch nhằm ngăn chặn người, phương tiện ra vào khu có dịch. Bao vây, khống chế, tiêu hủy xác gia súc, gia cầm chết nghi mắc bệnh nguy hiểm bằng cách chôn, đốt theo hướng dẫn của cán bộ thú y. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh ổ dịch bằng vôi bột hoặc hóa chất. Tiêm phòng cho toàn bộ gia súc, gia cầm xung quanh vùng có dịch.
5. Ghi chép chăn nuôi
Người chăn nuôi cần tiến hành ghi chép chăn nuôi để nắm bắt được tình trạng sức khỏe của vật nuôi, thời điểm nào hay phát bệnh, nguyên nhân do đâu để có biện pháp phòng tránh tốt nhất cho đàn vật nuôi.
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất