Liên doanh Masan-Jinju dự kiến tung sản phẩm mới ra thị trường cuối năm nay và đặt mục tiêu thúc đẩy tỷ lệ tiêu thụ thịt chế biến của người dân Việt Nam lên 20-50% trong dài hạn, bằng với tỉ lệ tiêu thụ tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Masan Consumer mới đây đã công bố việc công ty con – Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Sài Gòn (SNF) ký hợp tác chiến lược với Jinju Ham – một công ty sản xuất thịt chế biến có thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc.
Theo đó, Jinju Ham sẽ mua 25% cổ phần của SNF thông qua đợt chào bán cổ phiếu sơ cấp và SNF sẽ được đổi tên thành “Masan Jinju”.
Jinju Ham được thành lập vào năm 1963 và là nhà sản xuất xúc xích lâu đời nhất của Hàn Quốc với thị phần đứng đầu trong ngành hàng xúc xích và các thực phẩm cung cấp bữa ăn đầy đủ. Jinju Ham có kinh nghiệm hơn 30 năm trong thị trường thịt chế biến và hiện đang sở hữu nền tảng nghiên cứu và phát triển sản phẩm hàng đầu.
Jinju Ham là nhà sản xuất xúc xích lâu đời nhất Hàn Quốc
Ông Park Jungjin, Tổng Giám đốc của Jinju Ham cho rằng, thị trường thịt chế biến của Việt Nam có những yếu tố giống như Hàn Quốc và Trung Quốc cách đây 20 năm.
Ngành hàng này vẫn còn đang rất sơ khai, và chiếm dưới 1% vào mức tiêu thụ thịt của toàn thị trường. “Chúng tôi tin rằng sự cộng hưởng của hai nền tảng hàng đầu sẽ tạo điều kiện cho Masan-Jinju thúc đẩy tỷ lệ tiêu thụ thịt chế biến lên 20-50% trong dài hạn, bằng với tỉ lệ tiêu thụ tại Trung Quốc và Hàn Quốc ngày hôm nay”.
Về phía Masan Consumer, ông Trương Công Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc chia sẻ: “Mục tiêu của chúng tôi là mang đến cho người tiêu dùng Việt các sản phẩm từ thịt độc đáo và thơm ngon. Việc hợp tác này sẽ giúp chúng tôi thực hiện sứ mệnh hằng ngày nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của 90 triệu người tiêu dùng Việt Nam”.
Sau sự kiện hợp tác này, công ty dự định sẽ tung các sản phẩm mới vào nửa cuối năm 2018.
Trước đó, đầu tháng 2/2018, Masan Nutri-Science (MNS), một nhánh của tập đoàn Masan đã tổ chức lễ động thổ, khởi công Dự án Tổ hợp chế biến thịt tại Khu công nghiệp Đồng Văn IV, tỉnh Hà Nam. Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng có công suất chế biến khoảng 1,4 triệu con heo/năm, tương đương 140.000 tấn/năm.
Được chuyển giao công nghệ từ Đan Mạch, MNS sẽ đưa ra thị trường sản phẩm thịt mát. Thịt heo mát được lưu trữ và phân phối trong hệ thống kho lạnh từ 0 – 4 độ C để duy trì độ tươi ngon, có hạn sử dụng trong 5 ngày. Sản phẩm này dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2018.
Con số 140.000 tấn thịt heo/ năm trong dự án của MNS, chỉ tương đương khoảng 5% tổng nguồn thịt heo cung ra thị trường Việt Nam hiện nay. Mặc dù vậy, trong một thị trường vốn đã dư thừa cả trăm nghìn tấn như hiện nay, việc MNS quyết đưa sản phẩm ra thị trường có thể là một ván bài rủi ro.
Bản thân MNS nhận thức rất rõ vấn đề này bởi trước khi tham gia vào lĩnh vực cung cấp thịt heo, đơn vị này đã là một trong những nguồn cung cấp sản phẩm cám heo lớn với hai thương hiệu thức ăn chăn nuôi là Anco và Proconco. Khi thị trường thịt heo trong nước khủng hoảng, MNS cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mặc dù vậy, ban lãnh đạo của MNS vẫn quyết định ra mắt sản phẩm thịt heo sạch và đặt cược vào nhóm người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm. Ra mắt sản phẩm thịt cũng là bước đi cuối trong mô hình 3F – từ nông trại tới bàn ăn của tập đoàn Masan.
Hiện, MNS đang sở hữu trại chăn nuôi heo công nghệ cao tại Nghệ An với tổng 250.000 heo thịt/năm. Trong năm nay, công ty cũng sẽ mở rộng mô hình chăn nuôi và chế biến thịt heo mát tại huyện Bình Lục và các cùng phụ cận thuộc tỉnh Hà Nam. Những bước đi cho thấy MNS có tham vọng kiểm soát nguồn cung thịt heo trên thị trường trong tương lai.
Việt Hưng
Nguồn: The Leader
- masan li>
- chế biến thịt heo li>
- xúc xích li>
- thực phẩm chế biến li>
- Masan Group li>
- giá heo hơi hôm nay li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất