Trong khi giá lợn trong nước đang đứng ở mức cao, từ 50.000-52.000 đồng/kg thì giá thịt lợn của Trung Quốc lại chỉ ở mức 35.000 đồng/kg. Chính khoảng cách chênh lệch giá này đã dẫn tới hiện tượng, lợn Trung Quốc, đang theo đường nhập lậu “tràn” vào nội địa.
Nếu không kịp thời ngăn chặn, thịt lợn giá rẻ của Trung Quốc sẽ “thao túng” giá cả thị trường thịt lợn, và nguy hại hơn là lợn nhập lậu không hề qua kiểm dịch.
Không chỉ nội tạng lợn được “tuồn” vào trong nước qua đường tiểu ngạch, từ tháng 5 đến nay, lực lượng chức năng các địa phương giáp với biên giới Trung Quốc như Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn… liên tiếp phát hiện lợn được nhập lậu về Việt Nam.
Do giá chênh khoảng 15.000 đồng/kg, người dân một số khu vực giáp biên đã sang Trung Quốc mua lợn thịt, lợn giống mang về thị trường trong nước tiêu thụ kiếm lời. Điều đáng nói là tất cả các “thương vụ” mua bán này đều không có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc cũng như kiểm dịch thú y.
Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng cũng đã liên tiếp bắt giữ các vụ vận chuyển lợn trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam. Cụ thể, ngày 9-5 tại khu vực cần chắn barie, Trạm Kiểm soát biên phòng Bắc Phong Sinh, Đồn Biên phòng Quảng Đức phối hợp với tổ kiểm soát Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh (tỉnh Quảng Ninh) đã bắt giữ xe ôtô tải BKS 17C-051.07 chở 12 con lợn nái, tổng trọng lượng 1,3 tấn có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Số lợn trên được các đối tượng vận chuyển khai nhận, mua của người dân Trung Quốc với giá 2 triệu đồng/con, sau đó nhập lậu về xã Quảng Minh giết mổ để bán ra chợ. Tiếp đó, ngày 31-5, tại khu vực mốc 1343 (2), thuộc bản Vắn Tốc, xã Quảng Đức (Hải Hà), lực lượng chức năng cũng đã phát hiện, bắt giữ xe ô tô tải BKS 14C-203.71 đi từ phía kè biên giới lên quốc lộ 18C, trên xe chở 35 con lợn giống, tổng trọng lượng 350kg.
Đối tượng vận chuyển khai nhận, đã lộ qua sông sang Trung Quốc, vào nhà hộ dân ở giáp biên giới mua 35 con lợn này với giá 5.250 nhân dân tệ (khoảng hơn 18,2 triệu đồng). Gần đây nhất, vào 23h ngày 17-6 tại khu vực đường mòn km14, thuộc thôn 6, xã Hải Tiến (Móng Cái – Quảng Ninh), tổ tuần tra kiểm soát Đồn Biên phòng Bắc Sơn đã bắt giữ xe ôtô tải BKS 14C-16756 chở 8 con lợn, tổng trọng lượng 1 tấn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đồn Biên phòng Bắc Sơn đã tạm giữ phương tiện và tang vật, lập biên bản xử lý và tiêu hủy toàn bộ 8 con lợn theo quy định.
Các cán bộ chức năng tiêu hủy lợn nhập lậu.
Còn trên địa bàn tỉnh Lào Cai, thời gian gần đây, do giá của một số loại động vật biến động tăng cao, thời gian gần đây, các loại lợn thịt (trong đó chủ yếu là lợn nái thải loại), lợn con thương phẩm; gia cầm và sản phẩm từ gia cầm; cá tầm được một số tư thương nhập lậu qua biên giới thông qua các lối mòn, lối mở vào địa bàn tỉnh tiêu thụ.
UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng lực lượng chức năng Biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, Chi cục Hiểm dịch động vật vùng… tăng cường phối hợp kiểm tra, ngăn chặn nạn nhập lậu động vật và các sản phẩm từ động vật trên tuyến biên giới và trong nội địa.
Mới đây nhất, ngày 3-7, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Công an huyện Đình Lập phát hiện 2 ôtô BKS 12C-050.46 và 12C-074.54 đang vận chuyển 18 con lợn thịt, tổng trọng lượng hơn 3 tấn nhập lậu từ hướng biên giới xã Bắc Xa (huyện Đình Lập) về các tỉnh phía sau tiêu thụ.
Cũng tại địa bàn này, vào đầu tháng 6, cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện và bắt giữ một ôtô vận chuyển 13 con lợn còn sống với tổng trọng lượng trên 1,5 tấn. Trên tai mỗi con lợn đều có đánh mã số bằng chữ Trung Quốc.
Cùng thời điểm, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường tỉnh ngăn chặn ôtô chở gần nửa tấn thịt lợn sống Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam tiêu thụ.
Trao đổi với phóng viên, ngay từ đầu tháng 5, ông Nguyễn Xuân Dương quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã cảnh báo nguy cơ lợn từ các nước lân cận có thể tràn vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch nếu không được kiểm soát tốt, kể cả lợn sống và thịt lợn đông lạnh.
Giá thịt lợn trong nước đang ở ngưỡng cao do chúng ta đang khủng hoảng thiếu. Chăn nuôi nông hộ giảm nhiều sau đợt giảm giá dẫn đến phải giải cứu thịt lợn vào năm 2017 vừa qua.
Ông Dương cho rằng, với mức giá tăng cao như hiện nay, người nuôi lợn đang có lãi khá lớn. Vì thế, không nên găm hàng, lợn đến lứa xuất chuồng phải bán ngay. Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi khuyến cáo, người chăn nuôi trên cả nước nên tăng cường cho lợn ăn uống đầy đủ để sớm được xuất bán. Ngoài ra, cần tận dụng tối đa lợn sữa hiện nay để nuôi lên lợn thương phẩm.
Ông Dương cũng lưu ý các trang trại nhỏ cần chú ý việc tiêm phòng vaccine, vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh nhằm thu được thành quả cao nhất. Ngoài ra, Cục Chăn nuôi đề nghị các địa phương có đường biên giới với Trung Quốc cần tăng kiểm soát việc nhập khẩu tiểu ngạch bởi lợn nhập lậu vào trong nước không chỉ gây xáo trộn thị trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh.
Chi Linh
Nguồn: Công An Nhân Dân
- chăn nuôi lợn li>
- giá heo hơi hôm nay li>
- hàng lậu li>
- giá lợn tăng cao li>
- lợn nhập lậu li>
- nhập lậu li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất