[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáu tháng đầu năm 2018, Hội Chăn nuôi Thú y Thừa Thiên Huế có nhiều nội dung hoạt động thiết thực. Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục bám sát những nội dung nhiệm vụ triển khai, phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Hội, giúp ngành Chăn nuôi Thú y phát triển ngày càng vững mạnh.
Tính đến ngày 15/6/2018, Hội gồm có 9 Chi hội, 295 hội viên (tăng 6 hội viên so với cuối năm 2017); có 21 đồng chí trong Ban Chấp hành Hội. Hội đã phát triển thêm 6 hội viên là những giảng viên đang giảng dạy tại trường ĐH Nông Lâm Huế
Chi cục Chăn nuôi Thừa Thiên Huế – đơn vị trực thuộc Hội tổ chức Hội nghị quản lý về Thuốc Thú y và Thức ăn chăn nuôi.
Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hội đã tham gia phản biện 10 đề tài trong đó gồm: 05 đề tài khoa học công nghệ cấp bộ và cấp cơ sở ĐH Huế, tổ chức góp ý đề tài nhóm hội viên – giảng viên trẻ xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học từ nguồn kinh phí trường; 04 đề tài khoa học do TS Nguyễn Văn Hưng (hiện là Chủ tịch Hội CNTY) tham gia phản biện gồm:
Xây dựng mô hình thí điểm chăn nuôi heo thịt, gà thịt qui mô nông hộ theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) gắn với an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghiên cứu biến đổi bệnh lý niêm mạc ruột non của lợn con theo mẹ bị tiêu chảy do E. coli và mức độ phục hồi niêm mạc ruột sau điều trị; Nghiên cứu chế tạo kháng thể lòng đỏ kháng độc tố LT (heat labile toxin) và ST (heat stable toxin) của E. coli trong phòng, trị bệnh tiêu chảy ở lợn con; Quy trình sản xuất kháng thể lòng đỏ kháng độc tố chịu nhiệt và không chịu nhiệt để phòng trị tiêu chảy do E. coli ở lợn; 01 đề tài khoa học tại Hội đồng khoa học huyện Nam Đông: “nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật giống nội” do hội viên Chi hội CNTY huyện Nam Đông tham gia phản biện.
Trong công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học
Hội viên Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật đã thực hiện 3.206 lượt điều trị, phẫu thuật 75 ca; mổ khám và tư vấn điều trị 18 trường hợp gia cầm bệnh; Xét nghiệm 156 mẫu tôm, kết quả có 62 mẫu dương tính với bệnh đốm trắng.
Hội viên Khoa CNTY Trường ĐH Nông Lâm đã tham gia 2 hội nghị khoa học trong hệ thống mạng lưới các trường đại học một sức khỏe, hội nghị xây dựng đề cương giảng dạy khóa chuyên viên cơ sở ngành y học dự phòng và thú y. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật: đã tham gia giảng bài về hợp tác trong nghiên cứu các bệnh chung của người và động vật, các vấn dề liên quan một sức khỏe, xây dựng đề cương nghiên cứu chung.
Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật
Để nâng cao nhận thức người dân trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Hội đã in và cấp phát 20.000 tờ rơi và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện 4 phóng sự về phòng chống dịch cúm gia cầm, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh thủy sản; phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn vật nuôi; tổ chức tuyên truyền lưu động về phòng chống bệnh dại chó, vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi.
Các hội viên tại cơ sở của Hội tăng cường công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
Triển khai công tác chuyên môn
Các thành viên đã tham gia nhiều hoạt động trong lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y, như:
Xác định tiêm phòng là khâu then chốt trong phòng chống dịch bệnh. Các hội viên tại cơ sở đã tham gia một cách tích cực, đồng bộ, do vậy việc tiêm phòng được tổ chức tập trung dứt điểm trong thời gian ngắn có hiệu quả cao. Số liệu tiêm phòng tính đến nay Toàn tỉnh tiêm được: 30.920 liều THT trâu bò (80% kế hoạch), 66.150 liều tam liên lợn (83%), 9.340 liều E. coli (77%), 416.400 liều cúm gia cầm (86%), 421.200 liều dịch tả vịt (87%), 316.420 liều Lasota + New 20 (97%), 150.150 liều New 25 (93%), 20.000 liều THT gia cầm (78%), 115.600 liều đậu gà (83%), 253.900 liều Gumboro (77%), 39.175 liều LMLM (70%). Dại chó: 57.461 liều (93%), Bảo hiểm TNDS chủ nuôi chó 50.289 con (81%); Công tác tiêm phòng được triển khai đồng bộ, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ tiêm phòng tận thôn, bản nê kết quả đạt khá tốt; Bệnh Tai xanh và cúm gia cầm không xảy ra; Bệnh LMLM chỉ xảy ra cục bộ, lẻ tẻ ở một số xã thuộc huyện Nam Đông, Quảng Điền làm 18 bò và 2 lợn mắc bệnh, đã được phát hiện và xử lý kịp thời, không lây lan thành dịch.
Công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng được đẩy mạnh tại nơi nguy cơ cao như nơi chôn hủy, mua bán, giết mổ, là ổ dịch cũ… Sau lễ Phát động các hội viên đã tham gia tuyên truyền để người chăn nuôi biết và tự thực hiện. Toàn tỉnh thường xuyên duy trì 155 tổ tiêu độc với trên 200 hội viên tham gia. Tổ chức Lễ phát động Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng đợt 1 năm 2018, thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng các khu vực có nguy cơ cao. Trong 6 tháng đã thực hiện tiêu độc 800.000 m2, đã cấp 15.000 lit hóa chất để tiêu độc môi trường chăn nuôi và 38,1 tấn Chlorine cho các địa phương có nuôi tôm thực hiện vệ sinh ao nuôi và xử lý dịch bệnh.
Hội viên của Hội Chăn nuôi Thú y kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ
Các hoạt động gắn kết thành viên được Hội chú trọng như: Tổ chức buổi gặp mặt thân mật đầu xuân Mậu Tuất cho 54 bác cán bộ lão thành ngành Thú y. Các Chi Hội đã tổ chức 6 đợt cho 295 hội viên tham quan, nghỉ mát sau đợt tiêm phòng gia súc gia cầm vụ Xuân và sau đợt tiêm phòng dại. Tổ chức trên 42 lượt thăm hỏi, tặng quà cho những hội viên và gia đình hội viên ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn…
Trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục bám sát những nội dung nhiệm vụ triển khai, đồng thời phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Hội giúp ngành Chăn nuôi Thú y phát triển ngày càng vững mạnh./
HỒ HOA
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- TIN BUỒN
- Hội Chăn nuôi Việt Nam đề xuất mức thuế VAT bằng 0% đối với sản phẩm chăn nuôi sơ chế
- Hội chăn nuôi Việt Nam và trường hóa, sự sống (Đại học Bách khoa Hà Nội): Hợp tác xây dựng theo chuỗi giá trị
- Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ với Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất