Hơn 10 năm qua, dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã từng bước vượt qua mọi khó khăn thử thách, phát huy nội lực để trở thành một đơn vị năng động, vững mạnh thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nông thôn thủ đô phát triển không ngừng
Năm 2015: Nhiều thành tựu đáng khích lệ
Là đơn vị sự nghiệp có thu, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, TTKN Hà Nội đã không ngừng phát triển và hoàn thiện. Bằng sự quyết tâm, gắn kết, đồng lòng của đội ngũ tập thể cán bộ, viên chức, thông qua việc đóng góp công sức, luôn tìm tòi, sáng tạo tư duy và hăng say trong công việc; tạo niềm tin cho người nông dân yên tâm, ổn định sản xuất.
Năm 2015, TTKN Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích như: Xây dựng 15 mô hình khuyến nông trồng trọt; 08 mô hình chăn nuôi – thủy sản. Một số công tác triển khai phát triển đề án, dự án như: Đề án phát triển hoa cây cảnh Thành phố, giai đoạn 2012 – 2016; đề án cơ giới hóa; chương trình hỗ trợ tỉnh Luông Prabang Lào phát triển sản xuất nông nghiệp 2014 – 2016 đều được triển khai đúng tiến độ.
Bên cạnh đó, TTKN Hà Nội đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và xúc tiến thương mại, công tác quản lý, sử dụng và bảo quản Quỹ khuyến nông không ngừng được nâng cao, thực hiện theo đúng tiến độ, đúng quy trình đã được Hội đồng thẩm định Thành phố phê duyệt với 67 phương án, số tiền trên 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 2 trạm, trại sản xuất luôn xác định rõ chức năng nhiệm vụ của mình, phát huy tốt vai trò dịch vụ và chuyển giao kỹ thuật tới người nông dân. Hiện nay, TTKN Hà Nội đang cố gắng tập trung và triển khai tốt các nội dung công việc theo đúng kế hoạch đề ra.
Hiệu quả từ mô hình quỹ khuyến nông
Hà Nội hiện có rất nhiều mô hình khuyến nông đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng gặp không ít khó khăn khi triển khai do người nông dân thiếu vốn đầu tư. Sự ra đời của Quỹ Khuyến nông (QKN) có ý nghĩa góp phần tạo thêm một kênh tài chính hỗ trợ cho nông dân được vay vốn ưu đãi, mở rộng sản xuất hàng hóa.
Thành lập năm 2002 với nguồn vốn được ngân sách thành phố Hà Nội cấp ban đầu là 5 tỷ đồng, Trung tâm đã làm tốt công tác quản lý, sử dụng và bảo tồn QKN, đối tượng cho vay đa dạng đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, nguồn vốn cho vay được giải ngân xuống tận cơ sở đảm bảo an toàn thuận lợi cho các hộ vay vốn. Tổng nguồn vốn QKN tính đến ngày 31/12/2014 có số dư là 128,4 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn giải ngân là 121, 96 tỷ đồng.
Năm 2015, Trung tâm đã tiến hành thu hồi vốn vay của 274 hộ với tổng số vốn thu hồi là 62,56 tỷ đồng, đạt 105%, vượt 5% so với kế hoạch; thu phí quản lý QKN của 533 hộ nông dân với số tiền là là 6,1 tỷ đồng. Hội đồng thẩm định đã phê duyệt 308 phương án vay vốn với số vốn duyệt cho vay là 69,3 tỷ đồng, đã giải ngân được 241 phương án với số tiền 55,69 tỷ đồng. Chỉ đạo phòng QKN, các tiểu ban phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan liên quan tại cơ sở trong việc đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, năm 2015 thu hồi được 2,86 tỷ đồng nợ quá hạn. Số nợ quá hạn còn lại là 3, 16 tỷ đồng.
Hiện tại, QKN Hà Nội đã giải ngân cho một số vùng sản xuất có quy mô tập trung như: Vùng chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì; Vùng nuôi trồng thủy sản ở Thanh Trì, Mỹ Đức; Chăn nuôi gia cầm ở Đông Anh, Chương Mỹ; Vùng hoa, cây cảnh ở Từ Liêm, Mê Linh… các khoản cho vay được ưu tiên cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các mô hình sản xuất thuộc xã nông thôn mới và cho vay đào tạo nghề nghiệp. Đặc biệt, Quỹ chú trọng vào các hộ, tập thể, doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm.
Không chỉ được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, các hộ khi tiếp nhận vốn vay từ QKN còn được cán bộ khuyến nông địa phương hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho những mô hình sản xuất của các hộ dân đạt hiệu quả cao. Đồng thời, tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường Hà Nội, các tỉnh, thành lân cận và hướng tới xuất khẩu nông sản chất lượng cao.
Theo đánh giá sơ bộ của Trung tâm Khuyến nông về hiệu quả vốn vay, năng suất, sản lượng của các phương án, dự án tăng từ 10 – 30% so với khi chưa được vay vốn QKN. Trong đó, nhiều mô hình kinh tế nông nghiệp đã đạt từ 400 – 500 triệu đồng/ha canh tác/năm. Bên cạnh các mô hình chăn nuôi kết hợp tại huyện Thanh Oai, Ba Vì, Phú Xuyên, Thường Tín… Quỹ còn hỗ trợ các dự án rau an toàn – cây ăn quả làm cảnh tại quận Hà Đông, vùng hoa Tây Tựu và Đông Ngạc thuộc quận Bắc Từ Liêm… Đánh giá sơ bộ cho thấy, các mô hình này bước đầu đều gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận.
So với các nguồn vốn vay khác của Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ giải quyết việc làm của Hội Nông dân… nguồn vốn vay được từ Quỹ Khuyến nông cao hơn (có thể lên tới 500 triệu đồng/cá nhân). Ngoài ra, người vay vốn còn được tập huấn, hỗ trợ sản xuất, thường xuyên được hỗ trợ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho người nông dân; phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc đối với những hộ vay vốn, báo cáo kịp thời để Ban Quản lý Quỹ tìm hướng giải quyết. Hàng năm, Ban Quản lý Quỹ thường tổ chức từ 2 – 3 cuộc kiểm tra với sự tham gia của lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở Tài chính nhằm theo sát quá trình đầu tư vốn, hỗ trợ kịp thời các hộ vay vốn chịu ảnh hưởng trước thiên tai, dịch bệnh để có hướng xử lý… Đây cũng là biện pháp để Trung tâm Khuyến nông kiểm soát nguồn vốn, đảm bảo vốn vay được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
Bên cạnh những thành công bước đầu từ hoạt động của mô hình QKN thì chính những cán bộ khuyến nông cho rằng nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất rất lớn, nhưng do nguồn vốn của Quỹ có hạn nên nhiều hộ chưa tiếp cận được. Quy trình định mức kinh tế – kỹ thuật xây dựng các mô hình vay vốn chưa được đồng bộ theo từng vùng sản xuất hàng hóa đã ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định các phương án vay vốn.
Tại một số địa phương, người dân muốn vay vốn nhưng gặp khó khăn vì phải xác định nguồn gốc đất. Hiện tại, người dân mới chỉ được vay mức bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, chủ yếu là bất động sản. Tại một số địa phương, tài sản này không thực sự lớn nên lượng vốn người dân vay được cũng còn hạn chế. Mặt khác, thị trường giá cả nông sản không ổn định, trong khi nguyên vật liệu, vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng giá cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các mô hình vay vốn QKN. Đây là những bài toán mà Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cần phải tính tới trong những giai đoạn hoạt động tiếp theo.
Thời gian tới, QKN sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể các địa phương trong quá trình sử dụng, quản lý QKN, đảm bảo QKN được sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương và TP Hà Nội. Trong đó, QKN sẽ tập trung cho vay vốn đối với các dự án nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu nông sản nhằm nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa cho người nông dân.
Phương Hà
Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (TTKN Hà Nội) là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, được thành lập từ năm 2002 trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Khuyến nông Hà Tây (cũ) với Trung tâm Khuyến nông Hà Nội.
Nguyễn Thị Phương Thúy
(Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội)
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất