[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trung Quốc ban hành Luật Chăn nuôi năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 7/2006. Luật gồm 8 chương, 74 điều bao gồm các nội dung như bảo vệ nguồn gen gia súc, gia cầm; lai tạo giống và kinh doanh gia súc, gia cầm giống; chăn nuôi gia súc, gia cầm; mua bán và vận chuyển gia súc gia cầm; đảm bảo chất lượng và an toàn; trách nhiệm pháp lý; các quy định bổ sung khác. Để quản lý về thức ăn chăn nuôi, tháng 11/2011, Trung Quốc ban hành Nghị định 609 Quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi và chất bổ sung, có hiệu lực từ ngày 01/5/2012, bao gồm 51 điều.
Chăn nuôi lợn tại một trang trại của Trung Quốc
Đăng ký và cấp phép các hoạt động chăn nuôi
Trung Quốc thực hiện việc cấp phép đối với các hoạt động sau: 1, Sản xuất kinh doanh giống vật nuôi (giấy phép có thời hạn 03 năm); 2, Sản xuất kinh doanh tinh, phôi đông lạnh và các vật liệu di truyền khác. Việc cấp phép được kèm theo các điều kiện cấp phép ghi ngay trong Luật chăn nuôi. Tuy nhiên, Luật cũng quy định không yêu cầu cấp Giấy phép đối với các hộ chăn nuôi tự nhân giống và sản xuất số lượng ít con giống gia súc, gia cầm non để bán hoặc nuôi đực giống để phối giống hỗ trợ lẫn nhau.
Trung Quốc quy định cấp giấy phép thời hạn 03 năm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi (Chi cục chăn nuôi Thú y cấp quận trở lên cấp), Giấy phép sản xuất, kinh doanh trứng, tinh phôi đông lạnh và các vật liệu di truyền khác (Cục chăn nuôi Thú y cấp) với các điều kiện kèm theo.
Quy định liên quan hoạt động chăn nuôi
a, Quy định các chính sách phát triển chăn nuôi gồm: 1. hướng dẫn, hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu chăn nuôi dựa vào kế hoạch và nhu cầu thị trường; 2. hỗ trợ kinh phí sản xuất giống tốt, trợ cấp lãi suất vay hỗ trợ phát triển chăn nuôi; 3. các tổ chức tài chính được khuyến khích hỗ trợ lai tạo giống như cho vay, cung cấp bảo hiểm; 4, kế hoạch sử dụng đất của thị xã (thị trấn) phải bố trí đất cho chăn nuôi theo điều kiện địa phương; 5, các trang trại và khu chăn nuôi được quản lý như đất nông nghiệp.
b, Quy định về điều kiện phải đáp ứng khi xây dựng trang trại gia súc, gia cầm, trong đó yêu cầu các hoạt động chuyên môn như thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi phải có chứng chỉ chuyên môn tương ứng.
c, Chủ trại phải báo cáo cho cơ quan quan chăn nuôi thú y địa phương cấp quận về tên, địa điểm trại, giống vật nuôi, quy mô chăn nuôi để được cấp mã số, ghi nhãn gia súc, gia cầm. Gia súc, gia cầm giống được cấp dấu nhận dạng miễn phí (phí này được tính vào ngân sách tài khóa của tỉnh). Chính quyền cấp tỉnh phải quy định tiêu chuẩn về quy mô của trại hoặc khu vực chăn nuôi và lập quy trình báo cáo.
d, Quy định các khu vực cấm chăn nuôi gồm khu vực bảo vệ nguồn nước, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, trung tâm và vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên, khu đô thị, khu văn hóa, giáo dục và khoa học của khu đông dân cư khác, các khu bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
e, Quy định các trang trại phải lưu lại dữ liệu thông tin về giống vật nuôi, số lượng, số liệu về sinh sản, nhãn hiệu, nguồn gốc, ngày nhập và xuất khỏi trại; thông tin về nguồn gốc, tên, mục đích sử dụng, thời gian, số lượng của thức ăn, phụ gia thức ăn, thuốc thú y; thông tin về kiểm dịch, tiêm phòng và vệ sinh; thông tin về dịch bệnh đã xảy ra, số chết và tiêu hủy khi bị dịch bệnh; các nội dung các theo yêu cầu của Cục Chăn nuôi Thú y;
Quy định về bảo tồn nguồn gen vật nuôi
Để bảo vệ và khai thác nguồn gen vật nuôi trong nước, Luật Chăn nuôi đưa ra các quy định sau đây:
a, Thành lập Hội đồng quốc gia về nguồn gen gia súc và gia cầm có chức năng thẩm định, đánh giá các nguồn gen, công nhận giống mới và hệ thống cải tiến gen, soạn thảo kế hoạch và tư vấn bảo vệ nguồn gen, sử dụng gen.
b, Cục chăn nuôi thú y tổ chức điều tra và công bố Danh mục nguồn gen gia súc, gia cầm. Danh mục quốc gia về nguồn gen cần bảo vệ như nguồn gen cần bảo vệ như nguồn gen gia súc, gia cầm bản địa quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; xây dựng, cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu nguồn gen từ các thông tin thu thập từ các cấp quản lý Trung ương, tỉnh.
c, Khi nguồn gen mới được phát hiện, cơ quan chăn nuôi thú y địa phương phải có biện pháp bảo vệ tạm thời và báo cáo cơ quan Trung ương để tiến hành khảo nghiệm.
d, Các tổ chức hợp tác giữa Trung quốc và các nước ngoài không được xuất khẩu, nghiên cứu và sử dụng nguồn gen mới phát hiện khi chưa được khảo nghiệm.
Nhà nước lập cơ Cơ sở dữ liệu nguồn gen gia súc, gia cầm để bảo vệ các nguồn gen đã có. Cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, Nhà nước bù kinh phí cho các tổ chức, cá nhân hợp tác.
Quy định về sản xuất và kinh doanh giống vật nuôi
a, Các giống mới (tạo ra, phát hiện) phải được khảo nghiệm, đánh giá và phê duyệt và được Cục Chăn nuôi Thú y công bố trước khi sản xuất.
b, Quyền tác giả (đối với giống mới) được bảo vệ bởi luật pháp
c, Tổ chức cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh giống gia súc, gia cầm phải có Giấy phép sản xuất, kinh doanh giống.
d, Gia súc, gia cầm giống để bán phải phù hợp với tiêu chuẩn của giống.
e, Phải có xác nhận phù hợp tiêu chuẩn, hệ phả giống do cơ sở giống cấp; giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan giám sát và kiểm dịch động vật cấp.
f, Không đạt tiêu chuẩn về giống
g, Luật cũng nghiêm cấm các hành vi trong mua bán như giống chưa được phê duyệt, không có các tài liệu kèm theo (văn bản xác nhận phù hợp tiêu chuẩn giống, hệ phả, giấy chứng nhận kiểm dịch), giống chưa khảo nghiệm.
Quy định về xuất, nhập khẩu giống vật nuôi
Việc xuất nhập khẩu giống và sản phẩm chăn nuôi được quy định trong các chương trình khác nhau, tập trung vào một số quy định như: 1, có giấy phép nhập khẩu có hiệu lực 6 tháng; 2, giống nhập khẩu phải được Hội đồng quốc gia về gen gia súc, gia cầm đánh giá về năng suất và phải đáp ứng được yêu cầu do Cục Chăn nuôi Thú y quy định; 3, Nhà nước khuyến khích nhập khẩu có chọn lọc các giống mới; 4, Mọi nguồn gen mới nhập đều phải được đưa vào kiểm tra và phê duyệt trước khi sản xuất; 5, các nguồn gen gia súc, gia cầm mới được phát hiện không được xuất khẩu, không được nghiên cứu và sử dụng bởi các viện nghiên cứu và cá nhân nước ngoài trước khi được khảo nghiệm.
Quy định đảm bảo chất lượng giống vật nuôi
Luật chủ yếu quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý các cấp để đảm bảo chất lượng giống vật nuôi:
a, Chính quyền cấp quận trở lên: Tổ chức giám sát, quản lý môi trường chăn nuôi, chất lượng gia súc và gia cầm giống, sử dụng các yếu tố đầu vào (thức ăn, thuốc thú y), việc buôn bán và vận chuyển gia súc gia cầm (Điều 54).
b, Cục Chăn nuôi Thú y: Quản lý nhãn hiệu, cơ sở dữ liệu chăn nuôi, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm chăn nuôi (Điều 55).
d, Chi cục Chăn nuôi Thú y cấp tỉnh được giao quyền lập và hướng dẫn các tiêu chí chăn nuôi an toàn.
Quy định về chất lượng và an toàn đối với sản phẩm chăn nuôi
Luật Chăn nuôi có 02 điều quy định quy định về đảm bảo an toàn sản phẩm nuôi ong (mật ong); trong đó luật cấm người nuôi ong sử dụng loại thuốc hoặc thùng nuôi và các dụng cụ sử dụng nuôi ong bắt buộc phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Đồng thời, Luật có 04 điều kiện khác liên quan đến đảm bảo an toàn sản phẩm chăn nuôi, trong đó quy định cơ quan có quản lý chăn nuôi thú y phải tăng cường việc thanh tra và quản lý yếu tố đầu vào như thức ăn, thuốc thú y; có biện pháp quản lý đối với nhãn hiệu vật nuôi và dữ liệu sản xuất, quy kết trách nhiệm đối với các sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm; ban hành và hướng dẫn, áp dụng các tiêu chuẩn chăn nuôi an toàn.
ĐỨC PHÚC
(Tổng hợp)
QUY ĐịNH VỀ MUA BÁN, KIỂM SOÁT CUNG CẦU SẢN PHẨM CHĂN NUÔI
Luật dành một chương quy định về thương mại đối với các sản phẩm chăn nuôi, trong đó quy định các cơ quan quản lý chăn nuôi thú y các cấp phải thu thập và công bố thông tin về sản lượng và thị trường chăn nuôi vật nuôi đến người sản xuất; hỗ trợ mở thị trường bán buôn sản phẩm chăn nuôi. Luật cũng quy định gia súc, gia cầm để bán phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc do Nhà nước quy định.
- thịt lợn trung quốc li>
- luật chăn nuôi li>
- Chăn nuôi ở Trung Quốc li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất