Là thị trường có vị trí địa lý gần hơn so với các quốc gia khác, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thức ăn gia súc & nguyên liệu, Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng này của Việt Nam.
Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu với kim ngạch đến hàng tỷ USD, cụ thể như năm 2016 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 2,1% so với năm 2015; năm 2017 là 3,2 tỷ USD giảm 7% và sang năm 2018, cụ thể là 8 tháng đầu năm ước tính 2,46 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ 2017.
Nhưng ngược lại, xuất khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam cũng có tốc độ tăng đáng kể đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể, nếu như năm 2016 thu về trên 586,47 triệu USD, tăng 15,7% so với 2015, thì sang năm 2017 đạt 609,7 triệu USD, tăng 4,0% và 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 479 triệu USD, chiếm 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017. Tính riêng tháng 8/2018, kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu ước đạt 60 triệu USD, tăng 0,7% so với tháng 7/2018 nhưng giảm 4,3% so với tháng 8/2017.
Trước đó, tháng 7/2018 xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 9,8% so với tháng 6/2018 chỉ có 59,6 triệu USD – đây cũng là tháng giảm thứ hai liên tiếp, nhưng nếu tính chung 7 tháng đầu năm 2018 đạt 418,66 triệu USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ 2017.
Trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ thì Trung Quốc là thị trường có tỷ trọng lớn chiếm 31,8% đạt 133,3 triệu USD, tăng 20,81% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 7/2018 đạt 24,2 triệu USD tăng 26,6% so với 6/2018 và tăng 9,47% so với tháng 7/2017.
Thị trường xuất nhiều đứng thứ hai là các nước Đông Nam Á, chiếm 30,6% tỷ trọng đạt 128,2 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ, nếu tính riêng tháng 7/2018 thì kim ngạch xuất sang thị trường này giảm 18,56% so với tháng 6/2018 xuống còn 17,38 triệu USD và giảm 11,51% so với tháng 7/2017.
Kế đến là các nước Campuchia, Ấn Độ và Malaysia đạt lần lượt 52,2 triệu USD; 48,5 triệu USD và 38 triệu USD, tăng tương ứng 9,05%; 41,75% và 29,29% so với cùng kỳ.
Ngoài những thị trường kể trên, thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam còn được xuất sang các thị trường khác như Mỹ, Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản….
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, số này chiếm 69,23% và ngược lại thị trường với kim ngạch suy giảm chiếm 30,76%.
Đặc biệt, thời gian này Mỹ và Hàn Quốc tăng mạnh nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Việt Nam, trong đó thị trường Mỹ tuy kim ngạch chỉ đạt 24,8 triệu USD, nhưng tăng vượt trội 79,81% so với cùng kỳ, mặc dù trong tháng 7/2018 kim ngạch giảm 0,5% so với tháng 6/2018 xuống còn 3,6 triệu USD, nhưng nếu so với tháng 7/2017 tăng mạnh 72,01%; Hàn Quốc tăng 70,47%, đạt 16,5 triệu USD, tính riêng tháng 7/2018 kim ngạch giảm 43,61% so với tháng 6/2018 xuống 1,2 triệu USD và giảm 33,19% so với tháng 7/2017.
Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Thái Lan giảm mạnh 30,41% tương ứng với 17,9 triệu USD, tính riêng tháng 7/2018 kim ngạch cũng giảm 37,27% chỉ với 1,3 triệu USD và giảm 31,06% so với tháng 7/2017.
Thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 7T/2018
Thị trường |
T7/2018 (USD) |
+/- so với T6/2018 (%)* |
7T/2018 (USD) |
+/- so với cùng kỳ 2017 (%)* |
Trung Quốc |
24.225.824 |
26,6 |
133.308.058 |
20,81 |
Campuchia |
6.953.702 |
-26,69 |
52.219.323 |
9,05 |
Ấn Độ |
3.147.987 |
-60,53 |
48.540.780 |
41,75 |
Malaysia |
5.494.561 |
-16,15 |
38.028.925 |
29,29 |
Hoa Kỳ |
3.635.924 |
-0,5 |
24.832.600 |
79,81 |
Thái Lan |
1.344.637 |
-37,37 |
17.993.758 |
-30,41 |
Đài Loan |
2.943.553 |
8,76 |
17.102.296 |
34,64 |
Nhật Bản |
2.311.030 |
-3,36 |
16.764.663 |
19,45 |
Hàn Quốc |
1.285.515 |
-43,61 |
16.518.695 |
70,47 |
Philippines |
2.200.656 |
43,15 |
10.792.519 |
-3,24 |
Indonesia |
1.071.063 |
-19,3 |
7.258.616 |
-47 |
Bangladesh |
1.159.099 |
19,53 |
6.859.242 |
-26,33 |
Singapore |
321.680 |
7,49 |
1.918.331 |
28,33 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Hương Nguyễn
Nguồn: Vinanet
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất