Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm

    Ở nước ta vào mùa hè thời tiết oi bức, nóng nắng nhiệt độ thường lên cao 36-38 độ C gây bất lợi trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi tập trung, mật độ cao.

    Gia súc, gia cầm thường ăn kém, ốm yếu, sức đề kháng bị suy giảm mạnh, năng suất thịt, trứng giảm. Các loại dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu trùng… dễ phát sinh, lây lan gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

    Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao, thời tiết nắng nóng, người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau:

    7ef42b26-1ed4-4025-9e1f-90a4a97dac301. Đối với lợn

    – Chuồng trại: Nên làm chuồng hướng đông nam, nên lợp mái ngói hoặc mái lá cọ. Trong chuồng lắp đặt quạt điện, hệ thống thông gió. Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát. Chuồng nuôi nên có phên che chống nắng xung quanh, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.

    – Giảm nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách vệ sinh chuồng nuôi, thu gom phân vào hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên).

    – Giảm mật độ nuôi nhốt: Đối với lợn nái 3 – 6 m2/con, lợn thịt là 2 m2/con.

    – Cần tắm cho lợn 1 – 2 lần/ngày.

    – Cho lợn uống đủ nước sạch, mát, bổ sung Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa… để giải nhiệt và tăng cường sức đề kháng.

    – Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin: Phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng… để lợn có miễn dịch phòng bệnh. Phòng chống bệnh viêm phổi lợn trong mùa hè.

    – Cách ly lợn ốm để theo dõi chăm sóc.

    – Tăng cường chăm sóc lợn nái, lợn con theo mẹ.

    – Thực hiện các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

    2. Đối với trâu, bò, dê

    – Xung quanh chuồng trại nên trồng cây xanh tạo bóng mát. Chuồng nuôi nên có phên che chống nắng.

    – Chuồng trại: Giữ chuồng trại sạch sẽ và thông thoáng. Giảm nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thu gom phân, thực hiện ủ phân sinh học.

    – Chăn thả sáng sớm hoặc chiều muộn: Buổi sáng cho trâu bò đi chăn thả sớm (6 giờ thả, 8 giờ về); buổi chiều chăn thả muộn (4 giờ thả, 6 giờ về). Nên buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi.

    – Mật độ nuôi nhốt đối với trâu bò thịt: 5 – 6 m2/con, dê 1,8 – 2 m2/con.

    – Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung Vitamin C để giải nhiệt, cho ăn đủ no từ 30 – 35kg thức ăn thô xanh, 0,5 – 1kg thức ăn tinh, 20 – 30 gam muối ăn để đảm bảo sức khoẻ, tăng khả năng chống nóng, chống bệnh tật.

    – Nên tắm trải cho trâu bò 1 – 2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể.

    – Cách ly gia súc ốm để theo dõi chăm sóc. Tăng cường chăm sóc gia súc có chửa và gia súc non.

    – Tăng cường diệt ve, mòng trên thân gia súc, nền chuồng và bãi chăn.

    – Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

    3. Đối với gia cầm

    – Với chuồng trại kín: Do có hệ thống làm mát, khi chạy tối đa công suất theo thiết kế, nhiệt độ chuồng nuôi có thể giảm được 5 – 70C so với nhiệt độ bên ngoài, nên gia cầm ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Chú ý hệ thống cấp phát điện dự phòng

    – Với chuồng thông thoáng tự nhiên: Giữ chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ. Nên làm chuồng hướng đông nam, lợp mái ngói hoặc mái lá cọ. Nên có phên che chống nắng xung quanh, những ngày nhiệt độ cao có thể phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.

    – Hạn chế nắng chiếu xiên vào chuồng bằng cách che chắn.

    – Dùng lưới đen hoặc trồng cây xanh, giàn cây leo che mái và hướng nắng.

    – Cho gà ăn sớm, ăn xong treo máng ăn lên cho thoáng chuồng nuôi nhằm giảm nhiệt độ chuồng nuôi.

    – Giảm độ dày đệm lót (nếu quá dầy vì đệm lót sinh nhiệt nhiều).

    – Giảm mật độ nuôi cũng có tác dụng giảm nhiệt độ chuồng nuôi:

    + Đối với gà con: úm 50 – 60 con/m2,

    + Đối với gà 0,5 – 1kg: nhốt 8 – 12 con/m2,

    + Đối với gà 2 – 3kg: nhốt 3 – 5 con/m2.

    – Nếu thời tiết quá nóng có thể thả gà ra vườn, gốc cây quanh chuồng.

    – Cung cấp nước sạch, mát; cho uống tự do.

    – Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh.

    – Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, Vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa… cho ăn các loại cám chất lượng tốt, phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vắcxin: Newcastle, cúm, dịch tả vịt, tụ huyết trùng… để tăng khả năng miễn dịch chống lại các loại bệnh nguy hiểm xâm nhập.

    – Cách ly gia cầm ốm, những cá thể yếu vào ô riêng để theo dõi chăm sóc.

    – Thực hiện các biện pháp về chăn nuôi an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng định kỳ chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

    TS: Hạ Thúy Hạnh – PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Phạm văn hiệp
  • 0379889599

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.