Ngày 11/12, trong một thông báo đăng trên trang web của mình, cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết đã cấm nhập khẩu các loại động vật nhai lại và cả sản phẩm liên quan từ một số quốc gia do lo ngại bùng phát dịch bệnh lưỡi xanh (bluetongue).
Bò được nuôi tại trang trại ở Charolles, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, hải quan nước này đã cấm nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp các loại động vật nhai lại và các sản phẩm liên quan từ Ba Lan và Croatia – là các quốc gia có dịch bệnh lưỡi xanh đang bùng phát.
Trong thông báo trước đó ngày 9/12 của Hải quan Trung Quốc, Ba Lan và Croatia báo cáo với Tổ chức Thú y Thế giới về một số trường hợp được phát hiện nhiễm bệnh lưỡi xanh tại 1 tỉnh của Ba Lan và 2 quận của Croatia.
Bệnh lưỡi xanh là một căn bệnh không truyền nhiễm, có tác nhân là virus, ảnh hưởng đến động vật nhai lại gia súc và hoang dã (chủ yếu là cừu và cũng bao gồm cả bò, dê, trâu, linh dương, hươu, nai và lạc đà), lây truyền qua côn trùng, nhất là loài muỗi đốt Culicoides. Virus gây ra bệnh lưỡi xanh được xác định là thuộc họ Reoviridae.
Trước đó, vào tháng 8, nhà chức trách Đức cho biết số gia súc nhiễm virus gây bệnh lưỡi xanh tăng đột biến từ đầu năm, trong bối cảnh người dân khắp châu Âu đang lo ngại về căn bệnh này ở gia súc.
Theo Viện Friedrich Loeffler – trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Đức về bệnh ở động vật, nước này đã ghi nhận hơn 1.885 ổ dịch virus gây bệnh lưỡi xanh loại BTV-3. Trước đó, trong cả năm 2023, con số này chỉ là 23 ổ dịch. Từ đầu tháng 7, làn sóng lây nhiễm thực sự xảy ra tại một số trang trại nuôi động vật dễ mắc bệnh lưỡi xanh. Số động vật mắc bệnh tăng lên mỗi ngày và số ổ dịch bùng phát có thể vượt 2.000 đến ngày 15/8.
Tại Bỉ, virus gây bệnh lưỡi xanh đã phát tán tại 3.586 địa điểm trên khắp cả nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dịch đã đạt đỉnh và đang có dấu hiệu giảm nhiệt từ tháng 9 vừa qua. Dịch bệnh ban đầu tập trung chủ yếu ở các tỉnh Antwerp, Liège và Luxembourg, nhưng nay đã lan rộng ra toàn bộ cả nước. Tính đến giữa tháng 9, tại Bỉ có có 1.044 đàn cừu, 2.477 đàn bò, 43 đàn dê và 20 đàn lạc đà alpaca nhiễm bệnh lưỡi xanh.
Từ tháng 10/2023, bệnh lưỡi xanh cũng xuất hiện tại một số nước khác như Hà Lan và tiếp tục lây lan tại Pháp, khiến ngành chăn nuôi lo ngại.
Bệnh lưỡi xanh là bệnh lây qua côn trùng, ảnh hưởng đến các động vật nhai lại như bò và cừu, nhưng không ảnh hưởng đến lợn hoặc ngựa. Bệnh không không chỉ gây tỷ lệ chết cao ở cừu mà còn ảnh hưởng đến năng suất của gia súc, gây ra thiệt hại kinh tế lớn đối với các hộ chăn nuôi và đe dọa an ninh lương thực, thực phẩm.
- dịch lưỡi xanh li> ul>
- Vai trò quan trọng của độ ẩm thức ăn đối với hiệu suất vật nuôi
- Kiểm tra, ngăn chặn thịt lợn bẩn tuồn ra thị trường dịp Tết
- Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cơ sở chăn nuôi
- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh
- Cận cảnh khu chăn nuôi hơn 1 triệu gà đẻ của Mebi Farm
- Mebi Farm khánh thành khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao 1,2 triệu con
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trung Quốc tích trữ mạnh đậu nành trước khi ông Trump nhậm chức
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
- Quảng Bình khống chế được dịch tả lợn Châu Phi
Tin mới nhất
T3,21/01/2025
- Vai trò quan trọng của độ ẩm thức ăn đối với hiệu suất vật nuôi
- Kiểm tra, ngăn chặn thịt lợn bẩn tuồn ra thị trường dịp Tết
- Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong cơ sở chăn nuôi
- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng mạnh
- Cận cảnh khu chăn nuôi hơn 1 triệu gà đẻ của Mebi Farm
- Mebi Farm khánh thành khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao 1,2 triệu con
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trung Quốc tích trữ mạnh đậu nành trước khi ông Trump nhậm chức
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
- Quảng Bình khống chế được dịch tả lợn Châu Phi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất