Trứng vịt sang Úc sau khi muối sẽ được đưa qua máy bóc tách vỏ, hấp tiệt trùng 105 độ C trong sáu phút), cho vào bao ép chân không rồi đông lạnh trước khi xuất khẩu.
Ngày 25-9, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Trại Việt (Vietfarm) xuất khẩu một container lòng đỏ trứng vịt muối khoảng 300.000 quả sang thị trường Úc. Đây là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu được trứng vịt muối sang thị trường cực kỳ khó tính là Úc.
Trứng vịt sang Úc sau khi muối sẽ được đưa qua máy bóc tách vỏ, hấp tiệt trùng 105 độ C trong sáu phút), cho vào bao ép chân không rồi đông lạnh trước khi xuất khẩu.
Container sản phẩm lòng đỏ trứng vịt muối lần đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Úc.
Trước đó, vào tháng 4-2018, Vietfarm đã xuất khẩu thử nghiệm 50 thùng (480 quả/thùng) trứng vịt muối sang Úc để thăm dò thị trường. Đến nay đối tác bên Úc đã chính thức mua trứng vịt muối của Vietfarm một cách thường xuyên. Trước mắt, mỗi tháng sẽ xuất khẩu sang Úc một container trứng vịt muối, sau này sẽ nâng lên hai container/tháng.
Lòng đỏ trứng vịt muối được hấp tiệt trùng, đóng gói hút chân không xuất khẩu.
Ngoài ra, trứng vịt muối của Vietfarm còn xuất khẩu sang thị trường cực kỳ khó tính khác là Singapore. Trứng muối xuất khẩu sang Singapore dưới hai dạng: để nguyên vỏ; bóc vỏ, giữ lòng trắng và lòng đỏ. Bắt đầu từ tháng 10-2018, mỗi tháng công ty sẽ xuất khẩu hai container trứng vịt muối cho đối tác Singapore để phân phối vào các nhà hàng, khách sạn lẫn siêu thị ở thị trường này.
Ông Đàm Văn Hoạt, Tổng Giám đốc Vietfarm, cho biết Úc hiện có cộng đồng gốc Á với khoảng vài chục triệu người, là thị trường tiềm năng để xuất khẩu trứng muối. Nhân trứng muối được người tiêu dùng các nước này chế biến các món ăn như cháo, sốt hoặc dùng như một loại gia vị nêm nếm nhiều món ăn của họ.
Cận cảnh sản phẩm lòng đỏ trứng vịt muối xuất khẩu sang Úc và Singapore.
Để có những lòng đỏ trứng muối chất lượng, đủ số lượng, đồng đều, công ty phải đầu tư hơn 150.000 USD dây chuyền bóc tách trứng muối tự động với công suất 30.000 quả/giờ đầu tiên tại Việt Nam.
Trước đó, theo ông Hoạt, công ty thường sản xuất trứng vịt muối chủ yếu bằng phương pháp thủ công, phải thuê nhân công nhiều nên chi phí thành phẩm cao, rất khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được nhập từ Thái Lan và Đài Loan. Hơn nữa, sản xuất trứng vịt muối bằng phương pháp thủ công sẽ khó bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tuyệt đối nên khó lấy những đơn hàng xuất khẩu lớn.
Dây chuyền tự động này đã đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, bao gồm các phân đoạn: rửa trứng (đã được muối) – bóc vỏ – tách lòng đỏ trứng – đếm – đóng gói – dán nhãn bao bì…
Đại diện Cục Thú y cho biết công nghệ bóc, tách trứng tự động này giúp hội trứng vịt muối Việt vươn ra thị trường các nước dễ dàng hơn. Để xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Singapore, Úc, trứng vịt muối phải đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, an toàn dịch bệnh, không có phụ gia, phẩm màu ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng…
Theo Cục Thú y, việc Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu lòng đỏ trứng vịt muối sang Úc cũng như xuất sang các thị trường Singapore là tin vui cho ngành chăn nuôi, tăng uy tín cho các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam, góp phần giải quyết ổn định đầu ra cho người nông dân.
QUANG HUY
Nguồn: báo Pháp luật
- trứng vịt muối li>
- xuất khẩu trứng li>
- lòng đỏ trứng vịt muối li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất