Giao mùa Thu – Đông luôn là thời điểm dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi nhất trong năm. Diễn biến dịch bệnh xảy ra trên cả nước từ đầu năm 2018 đến nay cho thấy, không thể chủ quan trước những nguy cơ dịch bệnh có thể gây hại trên đàn gia súc, gia cầm.
Trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Đông Anh. Ảnh: Lâm Nguyễn
4 nguy cơ dịch bệnh
Theo thống kê của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong 8 tháng đầu năm 2018, trên cả nước xảy ra 4 ổ dịch cúm gia cầm do vi rút cúm A/H5N6 gây ra tại TP Hải Phòng và Nghệ An. Tổng số gia cầm mắc bệnh tại các địa phương là 13.125 con. Đối với bệnh lở mồm long móng, cả nước đã xảy ra 9 ổ dịch type O tại 3 huyện thuộc tỉnh Sơn La. Khoảng 612 con gia cầm của tỉnh này đã mắc bệnh và bị tiêu hủy. Trong khi đó, tại huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) ngày 25/6, đã phát hiện 1 ổ dịch tai xanh trên lợn, trên 20 con đã được cách ly và xử lý kịp thời.
Hiện nay, đáng lo ngại nhất là bệnh dại. Theo thống kê trong 8 tháng đầu năm 2018, cả nước có tới 50 người bị mắc bệnh dại và cả 50 người đều đã bị tử vong. Hà Nội cũng không nằm ngoài vùng bị ảnh hưởng khi đã ghi nhận 3 trường hợp bị tử vong do bệnh dại từ đầu năm.
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, ngoài bệnh dại, các bệnh dịch khác trên đàn gia súc, gia cầm được các đơn vị có liên quan phối hợp kiểm soát tương đối hiệu quả. Từ đầu năm 2018 đến nay, trên địa bàn TP không để xảy ra các ổ bệnh dịch nghiêm trọng và lây lan diện rộng trên đàn vật nuôi.
Chủ động phòng, chống
Thời tiết giao mùa khiến những nguy cơ dịch bệnh phát sinh cao. Nguyên nhân bởi nhu cầu tiêu thụ thịt và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật tăng cao. Vì vậy, nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh do vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm cũng tăng cao. Các ổ dịch lở mồm long móng chủ yếu xảy ra trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vaccine, các địa phương có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ chưa được tiêm phòng triệt để. Các ổ dịch tai xanh trên lợn nhiều khả năng sẽ xuất hiện trên địa bàn có ổ dịch cũ. Trong khi nguy cơ bệnh dại cũng không thể xem nhẹ do công tác quản lý đàn chó nuôi tại nhiều địa phương theo đánh giá hiện nay là còn nhiều hạn chế, bởi vẫn còn tới 18/63 tỉnh, TP không có báo cáo về số lượng đàn chó nuôi…
Với mục tiêu kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh nguy hiểm xảy ra và lây lan rộng, Bộ NN&PTNT đã chủ động triển khai, đồng thời hướng dẫn các địa phương xây dựng những vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Đến nay, cả nước đã có 50 vùng và 1.092 cơ sở an toàn dịch bệnh. Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, Bộ đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm giám sát, phát hiện sớm và có giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng đàn gia cầm cả nước hiện khoảng 385 triệu con (trong đó, đàn gà chiếm tới 76%). Tổng đàn lợn khoảng 28 triệu con, đàn trâu, bò khoảng 8,2 triệu con… Hà Nội là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng ở tốp đầu của cả nước với khoảng 26 triệu con gia cầm, đàn lợn 2 triệu con, trâu bò 180.000 con, đàn dê 14.750 con…
Về lâu dài, ông Hà Công Tuấn cho biết, Bộ tiếp tục tạo điều kiện cho chăn nuôi hàng hóa phát triển bền vững. Phối hợp với các tổ chức quốc tế và các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản… thực hiện các chương trình giám sát cúm gia cầm, bệnh dại, lở mồm long móng… Đồng thời, triển khai Chương trình quốc gia giám sát bệnh cúm gia cầm nhằm thực hiện đồng bộ công tác này từ T.Ư đến các địa phương.
Lâm Nguyễn
Nguồn: Kinh tế Đô thị
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- kiểm soát dịch bệnh li>
- vùng an toàn dịch bệnh li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất