‘Lợn cỏ’ tiêu thụ mạnh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • ‘Lợn cỏ’ tiêu thụ mạnh

    Thời điểm này, giá lợn hơi đang giữ ổn định ở mức cao nên nhiều hộ chăn nuôi bắt đầu tái đàn, kéo giá lợn giống tăng cao. Việc chọn giống “lợn cỏ” hay “áp siêu” (lợn lai F1, F2, F3) để giảm chi phí sản xuất mà vẫn đạt hiệu quả kinh tế đang là xu hướng của khu vực chăn nuôi nông hộ tại Bắc Giang.

     

    Dễ nuôi, tiết kiệm chi phí

     

    Vừa trải qua thời gian dài khủng hoảng do giá lợn thịt giảm sút nên gia đình bà Ngô Thị Thúy ở thôn Mạc 2, xã Phồn Xương (Yên Thế) phải cân nhắc kỹ trước khi vào đàn trở lại. Mong muốn giảm chi phí, tránh rủi ro phòng khi giá lợn xuống thấp nên đầu tháng 9 vừa qua, bà Thúy chọn mua 30 con giống dòng “lợn cỏ” do thương lái trong vùng cung ứng. Với kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm, bà Thúy chia sẻ, thời điểm đó lợn giống nhập ngoại giá 1,5 triệu đồng/con (trọng lượng 7 – 8kg) nhưng “lợn cỏ” mua xô giá xấp xỉ 1,3 triệu đồng/con (trọng lượng từ 15kg trở lên). Cùng thời điểm này năm ngoái, giá lợn giống chỉ bằng một nửa. Dòng “lợn cỏ” chậm lớn hơn lợn giống nhập ngoại, đầu ra cũng rẻ hơn từ 3 đến 4 nghìn đồng/kg nhưng tính cụ thể từ con giống, thức ăn đến đầu tư chuồng trại, công chăm sóc…, khi xuất bán lợi nhuận không thua kém các giống lợn nhập ngoại mà còn có phần nhỉnh hơn.

    ‘Lợn cỏ’ tiêu thụ mạnh

    Từ nhiều năm nay, gia đình ông Lê Văn Tiếp (ảnh), thôn Chùa, xã Tăng Tiến (Việt Yên) duy trì đàn “lợn cỏ” (cả nái và thương phẩm) gần 50 con của gia đình.

     

    Tìm hiểu tại xã Việt Tiến, nơi có nghề nuôi lợn lâu năm của huyện Việt Yên, ông Nguyễn Khắc Cường, Phó trưởng thôn 6 cho biết: Thôn có hơn 2 nghìn hộ dân thì có tới 515 hộ chuyên chăn nuôi lợn. Trong đó, chỉ có gần chục hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại với quy mô từ 300 đến hơn 400 con/lứa, còn lại là chăn nuôi nông hộ, tổng đàn dưới 100 đầu lợn/hộ/năm. Chính gia đình ông Cường cũng nuôi lợn từ nhiều năm nay, ông chia sẻ: Tại thôn 6 hiện có 80% số hộ chăn nuôi lựa chọn giống lợn “áp siêu” (thường gọi là lợn ba máu hay F3). Giống lợn này có các đặc tính cơ bản như “lợn cỏ” nhưng lượng thịt và tạo nạc cao gần bằng với giống lợn nhập ngoại khác. Hiện tại, giá lợn giống “áp siêu” khoảng một triệu đồng/con (10kg), thấp hơn giá lợn giống nhập ngoại từ 400 đến 500 nghìn đồng/con trong cùng một thời điểm.

     

    Khó kiểm soát chất lượng

     

    Theo thống kê của cơ quan chức năng, toàn tỉnh hiện có khoảng 380 nghìn đầu lợn F1, F2 và F3 trong tổng đàn hơn 1,1 triệu con. Ông Lương Đức Kiên, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết, trước đây những loại lợn có nguồn gen nội được chăn nuôi và nhân giống nhiều ở các xã Hồng Thái, Tăng Tiến (Việt Yên) và Nội Hoàng (Yên Dũng). Mỗi năm, khu vực này cung ứng hàng vạn con giống ra thị trường. Ngoài những ưu điểm nêu trên, giống lợn này còn có sức kháng bệnh cao. Tuy nhiên, gần đây, các vùng này đã và đang phát triển thành khu, cụm công nghiệp, người dân chuyển dần sang làm việc ở các lĩnh vực khác ngoài chăn nuôi, còn rất ít hộ tiếp tục nuôi lợn, đặc biệt lợn nái dòng Lang Hồng, Móng Cái…Tại xã Tăng Tiến chỉ còn HTX Giống chăn nuôi gia súc, gia cầm xã Tăng Tiến là vẫn theo đuổi nghề sản xuất con giống “lợn cỏ”, với các giống lợn F1, F2 và Móng Cái. Ông Hoàng Văn Long, Giám đốc HTX cho hay: Từ năm 2015 trở về trước, mỗi năm HTX sản xuất, thu mua để cung ứng cho các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh phía Nam hàng vạn lợn giống. Mấy năm gần đây, vì đầu ra khó khăn nên HTX thu hẹp quy mô sản xuất. Lợn mẹ còn rất ít, đẻ ra đến đâu các hộ tự nuôi thành lợn thương phẩm đến đó. Hiện có nhiều bạn hàng hỏi mua con giống nhưng HTX chưa kịp tái đàn trở lại vì hầu hết bà con vẫn còn e ngại, thăm dò thị trường.

     

    Hiện giá lợn thương phẩm đang giữ ổn định ở mức cao, người chăn nuôi trong tỉnh bắt đầu tái đàn trở lại. Vì nguồn cung dịp này khan hiếm nên thương lái phải thu mua lợn giống nhiều nơi về cung ứng cho bà con. Điều này khiến người chăn nuôi rất khó kiểm soát nguồn gốc, đặc biệt là việc phòng, chống dịch bệnh, trong khi bệnh dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp gần với biên giới Việt Nam. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước, ngành chức năng cần có những biện pháp quản lý kịp thời, phòng tránh hiện tượng cung ứng con giống kém chất lượng, đề phòng bệnh dịch xảy ra. Để bảo đảm hiệu quả chăn nuôi, các hộ nên thận trọng khi chọn mua con giống, chú ý lựa chọn vật nuôi khỏe mạnh, rõ nguồn gốc.

     

    Thế Đại

    Nguồn: báo Bắc Giang

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.