Với bản tính cần cù, anh Trương Xuân Thủy, ở TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu được nhiều người biết đến là một ông chủ trang trại lợn lớn nhất nhì của tỉnh.
Đam mê với nghề nuôi lợn thuê
Trong cái se lạnh của những ngày tháng 10, chúng tôi ngược vùng Tây Bắc đến thăm trang trại chăn nuôi lợn của anh Trương Xuân Thủy, ở tổ 2, phường Tân Phong, TP. Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Sau cái bắt tay thật chặt và thắm tình Tây Bắc, anh Thủy khiêm tốn nói rằng: “Mọi người cứ gọi tôi là ông chủ trang trại, nhưng thực tình tôi chỉ là người nuôi lợn thuê thôi. Nhưng nghề này cho gia đình thu nhập khá cao, thành ra cũng đam mê với nó lắm”.
Chia sẻ của anh Thủy khiến ai lần đầu nghe chuyện cũng cảm thấy tò mò vì hẳn cả một trang trại lợn có thể nói là lớn nhất ở Lai Châu, thuê cả chục công nhân làm việc hằng ngày mà lại bảo nuôi lợn thuê thì quả thật là kỳ lạ.
Đúng vậy! Anh Trương Xuân Thủy từng tham gia quân ngũ, sau những tháng ngày được rèn luyện trong quân đội, anh trở về địa phương với hai bàn tay trắng, phải bươn chải với đủ thứ nghề để kiếm sống nhưng vẫn vất vả. Phát huy phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ, không cam chịu đói nghèo, anh Thủy đã tìm hiểu và mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi lợn.
Ban đầu anh đầu tư chỉ vài chục con, sau đó tăng dần lên tổng đàn cả trăm con. Trang trại của anh những năm đầu tiên chủ yếu cung cấp lợn thương phẩm cho các lái buôn trong tỉnh nên giá cả rất bấp bênh, lời lãi chẳng được bao nhiêu. Sau nhiều năm chăn nuôi lợn, anh Thủy nhận thấy gia đình mình cũng như nhiều người dân khác nuôi theo hình thức thủ công với quy mô nhỏ lẻ luôn luôn bị động từ khâu đầu tư giống, thức ăn, khâu chăm sóc phòng trừ dịch bệnh, đến khâu tiêu thụ.
Trang trại lợn của anh Trương Xuân Thủy.
Với bản tính siêng năng cần cù, chịu khó học hỏi, anh đã lên mạng tìm hiểu thị trường và nhận thấy việc sản xuất phải theo dây chuyền, đảm bảo được chất lượng cũng như ổn định đầu ra. Nhận thấy lợi thế, hướng đi bền vững nên anh Thủy mạnh dạn vay vốn bắt tay làm luôn.
Anh tìm đến và ký kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (thuộc tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan về lĩnh vực công – nông nghiệp) để phối hợp sản xuất. Theo đó, anh Thủy chỉ cần đảm bảo diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng, còn lại các khâu từ giống, thức ăn, thuốc thú y cho đến khâu tiêu thụ do Công ty C.P đảm nhận.
Trên diện tích hơn 4,5ha được đấu thầu, anh đầu tư trên 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi lợn theo quy trình khép kín, có hệ thống điều hòa, phun thuốc khử trùng tiêu độc đảm bảo kỹ thuật. Các khâu từ thức ăn – con giống – giai đoạn nuôi đến khi xuất chuồng được theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Không nuôi theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”
Lợn tại trang trại anh Thủy được nuôi theo quy mô công nghiệp, vật nuôi được nuôi trong điều kiện chuồng kín, chủ động kiểm soát nhiệt độ bằng hệ thống làm mát, chất thải được xử lý triệt để. Do vậy giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, đồng thời hạn chế nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo cho vật nuôi phát triển tốt, năng suất cao và hạn chế sử dụng thuốc thú y, không dùng chất tạo nạc, chất cấm trong chăn nuôi thú y.
Đặc biệt, trang trại là một mắt xích trong chuỗi chăn nuôi khép kín được ký kết hợp đồng với tập đoàn CP Thái Lan nên luôn chủ động đầu ra, ít bị lệ thuộc vào giá cả thị trường.
Đơn cử như giai đoạn đầu năm 2017, giá thịt lợn trên cả nước xuống thấp, nhiều người dân điêu đứng nhưng trang trại của anh vẫn lãi đều mà không lo rớt giá vì đã ký kết bao tiêu sản phẩm.
“Quan điểm của tôi là không làm theo kiểu được ăn cả, ngã về không. Như người dân khác họ tự mua con giống, tự nuôi,… nói chung tất cả các khoản họ tự lo nên khi bán nếu được giá thì họ hưởng tất và lời to, nhưng mất giá là sạt nghiệp luôn. Còn như trang trại của tôi, dù biến động thế nào vẫn không lo vì đã ký kết, mình chỉ là một mắt xích trong chuỗi thôi nên khi giá xuống sẽ có công ty hỗ trợ. Việc của tôi là làm đúng tiêu chuẩn chất lượng”, anh Thủy cho biết.
Hiện tại, trang trại lợn của anh Trương Xuân Thủy phát triển rất tốt, mỗi năm trang trại xuất ra thị trường hai lứa lợn thịt, bình quân mỗi lứa trên dưới 2.500 con. Tổng khối lượng lợn thương phẩm xuất bán phục vụ nhu cầu thị trường hàng năm khoảng 600 tấn, doanh thu mỗi năm gần 2 tỷ đồng, trừ các chi phí gia đình anh thu lãi mỗi năm trên 500 triệu đồng.
Anh Trương Xuân Thủy cho biết: “Ban đầu mới thực hiện tôi cũng lo lắm, nhưng nghĩ phải quyết tâm chứ chưa làm đã sợ thì sẽ không làm được gì và sẽ đói mãi. Sợ nhất là không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thịt như ký kết thì sẽ khó tiêu thụ”.
Trang trại của anh luôn tạo công ăn việc làm cho 5 công nhân trở lên là con em tại địa phương, với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Ông Mùa A Trừ, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Lai Châu cho biết: “Anh Trương Xuân Thủy là hội viên gương mẫu, tâm huyết, nhiệt tình trong công tác Hội. Anh là người rất năng động trong phát triển kinh tế, đem lại nguồn thu nhập nâng cao đời sống gia đình. Mô hình chăn nuôi lợn của anh cần được nhân rộng để các hội viên học tập, làm theo. Đặc biệt, anh luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để mọi người học tập làm theo”.
Với một tỉnh miền núi phía Bắc còn nhiều khó khăn như Lai Châu, sản xuất thu lãi mỗi năm 500 triệu như gia đình anh Trương Xuân Thủy là rất hiếm. Để có được thu nhập như vậy đòi hỏi mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, nhất là sự cần cù, ham học hỏi, biết vượt khó vươn lên trong sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Mong rằng Lai Châu có nhiều tấm gương trong lao động, sản xuất như anh Trương Xuân Thủy, góp phần xây dựng tỉnh vùng biên ngày một giàu đẹp./.
Nguyễn Hồng-Triệu Vĩ/Báo Tiếng nói Việt Nam
- trang trại lợn li>
- nuôi lợn li>
- nhà nông làm giàu li>
- Trương Xuân Thủy li>
- trang trại lợn lớn li>
- chăn nuôi làm giàu li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất