[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá lợn tăng đã kích thích tổng đàn trong dân tăng theo nhưng lượng heo từ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tuồn ra nhiều hơn. Việc tăng đàn ồ ạt chẳng khác nào “cầm vàng mà lội qua sông”, vì giá con giống, thức ăn, thuốc thú y cũng tăng theo đồng loạt. Người chăn nuôi đang cần những định hướng rõ ràng hơn trong thời gian tới.
Nông hộ cần những định hướng rõ ràng hơn về thị trường cho nghề chăn nuôi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Chăn nuôi nông hộ chưa tươi sáng
Mặc dù giá tăng cao nhưng theo ghi nhận, phần lớn người chăn nuôi heo hiện vẫn rất lo lắng. Nguyên nhân là khi giá heo tăng, giá con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y cũng đồng loạt tăng theo.
Chỉ trong hơn 2 tháng qua, giá thức ăn chăn nuôi đã được các doanh nghiệp 6 lần điều chỉnh tăng. Bà Nguyễn Thị Thủy, hộ chăn nuôi heo tại xã Quang Trung (huyện Thống nhất, tỉnh Đồng Nai), cho biết, so với thời điểm cuối tháng 5, hiện giá mỗi bao thức ăn loại 25kg đã tăng thêm 30.000 đồng. Như vậy, giá thành thức ăn cho một con heo khi xuất chuồng cũng tăng thêm khoảng 300.000 đồng.
Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cũng cho rằng, tổng đàn heo tăng nhưng chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, với người chăn nuôi nhỏ lẻ, việc tái đàn hiện vẫn diễn ra hết sức dè dặt.
Vì nếu bình ổn giá đến cuối năm, ở mức 35.000 – 40.000 đồng/kg thì không sao nhưng nếu giảm xuống dưới mức 35.000 đồng/kg thì lại tái diễn giải cứu như hồi 2016 – 2017. “Mà heo đang ở giá hơn 1 triệu/1 lợn con nên nhiều người phập phồng lo lắng. Ai có vốn để mua cám mới dám nhập heo”, Bà Thủy nói.
Trong khi, ông Trần Hữu Trung, nông hộ chăn nuôi ở huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) cũng cho rằng, các công ty chăn nuôi không lo lắng nguyên liệu đầu vào. Vì hầu hết các doanh nghiệp này có dây chuyền sản xuất khép kín. Bình thường, doanh nghiệp vẫn sản xuất cám để phục vụ chăn nuôi của nhà. Nếu bên thị trường có nhu cầu thì họ lại tăng sản xuất.
Ông Trung cho rằng, mù mờ thông tin và không nắm được quy luật thị trường, nông dân nương theo xu hướng của doanh nghiệp. Vì thế, thấy giá đang cao mà chạy đua theo tăng đàn cũng chẳng khác nào “cầm vàng mà lội qua sông”.
“Bây giờ nông hộ muốn gầy lại đàn quy mô lớn cũng phải trông ngóng nhiều bề, phải biết có đủ sức để bơi từ bờ này tới bờ bên kia hay không. Giữa dòng nếu gặp sự cố liệu có ai ném phao cho hay hay không”, ông Trung nói.
Cụ thể, nếu thấy heo giá cao rồi cứ nhập về nuôi mà lượng vốn chỉ đáp ứng 30 – 40% thì rất dễ gặp sự cố. Rồi lại phải tính sau khi bán xong có đủ sức tái đàn lại hay không…
Lỗ hổng dự báo nhu cầu
Người chăn nuôi muốn ổn định cuộc sống lâu dài, chứ không ai muốn “canh me” ăn lời bất chợt, quá mạo hiểm. Nếu không có những đảm bảo tính vững chắc, bức tranh chăn nuôi mà không khởi sắc thì sẽ còn tiếp tục khốn đốn cho những người chăn nuôi vừa nhỏ.
Nghề chăn nuôi phải chủ động được nguồn lương thực mới đeo bám nổi. Vì khi giá rẻ thì có thể nuôi cầm cự, đến lúc giá cao thì bù lại. Việc tính toán sẽ còn vất vả sẽ vất vả hơn chăn nuôi gia công cho doanh nghiệp.
Về phía cơ quan nhà nước hầu như không có công cụ điều tiết thị trường vì nhà nước chẳng có mấy doanh nghiệp chăn nuôi heo thương phẩm mà chủ yếu chỉ là công ty chăn nuôi heo làm giống.
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, khi thị trường sốt quá thì doanh nghiệp sẽ tăng nhập thịt đông lạnh. Mà dân mình lại thích và có thói quen dùng thịt nóng. Ngành chăn nuôi vì thế vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp tư nhân hoặc có vốn đầu tư nước ngoài.
Bản thân việc quản lý của các doanh nghiệp lớn vẫn dễ dàng hơn là các nông hộ nhỏ lẻ. Doanh nghiệp có thể tính toán được lượng cung cầu thị trường nhưng nông dân và nhà nước thì không.
“Nhà nước có chăn nuôi đâu, cùng lắm chỉ nắm được con số thống kê qua phương pháp ước tính từ tổng đàn nuôi trong dân. Chính vì không kiểm soát được số lượng đầu heo, nhu cầu thực tế. Nông dân thì mù mờ về thông tin nên phải luôn hồi hộp đối phó với thị trường”, vị này cho biết.
Nguyên Vỹ
Theo ông Trần Văn Quang, công tác thống kê vẫn tồn tại nhiều điểm yếu từ lâu nay trong ngành. Do đó, khi Luật Chăn nuôi ra đời sẽ kiểm soát chặt các vấn đề này. UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã chỉ đạo Cục thống kê tỉnh phối hợp các Sở ngành liên quan rà soát cách thu thập thông tin, thống kê số liệu trong lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn.
- chan nuoi heo li>
- giá heo hơi hôm nay li>
- dự báo nhu cầu li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất