Số lượng trang trại chăn nuôi ở Việt Nam (2011-2017) tăng nhanh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Số lượng trang trại chăn nuôi ở Việt Nam (2011-2017) tăng nhanh

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 13/4/2011, Bộ NN& PTNT đã ký Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT Qui định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi ngành Nông nghiệp quản lý.

     

    Theo Thông tư này, các cơ sở chăn nuôi chỉ được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại khi doanh thu của cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên. Thông tư không phân ra tiêu chí cho chăn nuôi gia súc trâu, bò, lợn, dê, cừu hay gia cầm hoặc quy mô lớn, bé của trang trại mà chỉ đựa vào giá trị chung của hàng hóa thu lại trong năm. Căn cứ vào Thông tư này và theo số liệu của Tổng cục Thống kê hàng năm (2011- 2017), bài viết này sẽ nói đến sự tăng trưởng (số lượng) các trang trại chăn nuôi sau khi Thông tư 27 ra đời.

     

    Số lượng Trang trại chăn nuôi từ năm 2011 – 2017.

     

    Số lượng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí Thông tư 27 ở nước ta biến động qua qua các năm như bảng 1 dưới đây.

     

    Bảng 1: Số lượng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo Thông tư 27/2011/TTBNNPTNT

     

    Vùng

    2011

    2012

    2013

    2014

    2015

    2016

    2017

        Cả nước

       Tỷ lệ %

    6.267

    100

    8.213

    100

    9.206

    100

    12.642

    100

    15.068

    100

    20.869

    100

    21.158

    100

    Đồng bằng Sông Hồng

    Tỷ lệ % so với cả nước

    2.439

    38,91

    3.174

    38,65

    3.779

    41,05

    4.851

    38,37

    5.998

    39,81

    8.726

    41,81

    8.841

    41,79

    Trung du và MN phía Bắc

    Tỷ lệ % so với cả nước

    519

    8,28

    828

    10,08

    917

    9,96

    1.184

     9,37

    1.327

    8,81

    2.331

    11,17

    2.339

    11,05

    Bắc TB và DHM Trung

    Tỷ lệ % so với cả nước

    507

    8,08

    767

    9,33

    886

    9,62

    1.268

    10,03

    1.390

    9,22

    1.982

    9,50

    2.041

    9,65

    Tây Nguyên

    Tỷ lệ % so với cả nước

    370

    5,90

    453

    5,51

    478

    5,19

    759

    6,00

    907

    6,02

    1.108

    5,31

    1.162

    5,49

    Đông Nam Bộ

    Tỷ lệ % so với cả nước

    1.851

    29,57

    1.903

    23,18

    2.204

    23,95

    3.256

    25,76

    3.886

    25,79

    4.868

    23,33

    4.739

    22,40

    Đồng bằng sông Cửu Long

    Tỷ lệ % so với cả nước

    581

    9,26

    1.088

    13,25

    942

    10,23

    1.324

    10,47

    1.560

    10,35

    1.854

    8,88

    2.036

    9,62

     

    Qua bảng 1 nhận thấy:

     

    –  Số lượng trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí kinh tế trang trại, có giá trị sản lượng hàng hóa đạt trên 1.000 triệu đồng/năm ngày càng tăng, năm 2011 chỉ có 6.267 trang trại nhưng đến năm 2017, số trang trại đạt tiêu chí đã tăng lên 21.158, gấp 3,38 lần. Như vậy, phải khẳng định chăn nuôi trong những năm qua phát triển mạnh, đóng góp lớn vào nền kinh tế, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho người chăn nuôi.

     

    –  Số lượng trang trại nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng chiếm  38,375 – 41,81% số trang trại trong toàn quốc, tiếp đến Đông Nam Bộ chiếm từ 23,18 -29,57%, tương ứng là Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 8,88 – 13,25%; Trung Du và miền Núi phía Bắc chiếm 8, 28 – 11,17%. Vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung tuy có điều kiện mặt bằng để phát triển trang trại nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn nên quy mô của trang trại không đủ lớn để giá trị hàng hóa đạt được các chỉ tiêu kinh tế trang trại. Tỷ lệ các trang trại của hai vùng này chiếm tỷ lệ ít so với tổng trang trại trong toàn Quốc, tương ứng chỉ 5,19 -6,02% và 8,08- 10,03%.

     

    Tốc độ tăng trưởng kinh tế trang trại qua các năm,ở các vùng được thể hiện qua bảng 2 bên dưới.

     

    Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng của các trang trại ở các vùng, qua các năm.

     

    Vùng

    2011

    2012

    2013

    2014

    2015

    2016

    2017

        Cả nước

    Tỷ lệ % tăng so năm trước

     

    6.267

        –

    8.213

    31,05

    9.206

    12,09

    12.642

    37,32

    15.068

    19,19

    20.869

    38,50

    21.158

    1,39

    Đồng bằng Sông Hồng

    Tỷ lệ % tăng so năm trước

    2.439

        –

    3.174

     30,14

    3.779

    19,06

    4.851

    28,37

    5.998

    23,65

    8.726

    45,48

    8.841

    1,32

    Trung du và MN phía Bắc

    Tỷ lệ % tăng so năm trước

    519

        –

    828

    59,54

    917

    10,75

    1.184

    29,12

    1.327

    12,08

    2.331

    75,66

    2.339

    0,34

    Bắc TB và DHM Trung

    Tỷ lệ % tăng so năm trước

    507

        –

    767

    51,28

    886

    15,51

    1.268

    43,12

    1.390

    9,62

    1.982

    45,59

    2.041

    2,98

    Tây Nguyên

    Tỷ lệ % tăng so năm trước

    370

        –

    453

    22,43

    478

    5,52

    759

    58,79

    907

    19,50

    1.108

    22,16

    1.162

    4,87

    Đông Nam Bộ

    Tỷ lệ % tăng so năm trước

    1.851

        –

    1.903

    2,81

    2.204

    15,82

    3.256

    47,73

    3.886

    19,35

    4.868

    25,27

    4.739

    -2,65

    Đồng bằng sông Cửu Long

    Tỷ lệ % tăng so năm trước

    581

        –

    1.088

      87,26

    942

    – 9,74

    1.324

     40,55

    1.560

    17,83

    1.854

    18,85

    2.036

    9,82

     

    Qua bảng 2 nhận thấy:

     

    – Sự tăng trưởng của trang trại không đều giữa các năm do phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: kinh tế, xã hội; dịch bệnh gia súc, gia cầm; khí hậu, thời tiết nóng, lạnh;thị trường giá các sản phẩm….Tăng trưởng cao nhất của kinh tế trang trại là năm 2016đạt 38,50%, thấp nhất năm 2017 là 1,39%. Trên thực tế, năm 2013, 2014, 2015, chăn nhất. Năm 2016 và đặc biệt 2017 chăn nuôi lợn, gà gặp khó khăn do giá thịt lợn, thịt,trứng gia cầm xuống thấp, chăn nuôi bò sữa, bò thịt bắt đầu phục hồi, chăn nuôi dê, cừu phát triển mạnh nhưng không ngăn cản được sự bỏ cuộc của các trang trại lợn, trang trại gà, vì thế, tốc độ tăng trưởngnuôi trang trại lợn, gà, bò thịt phát triển nhiều vì thế tốc độ tăng trưởng trang trại năm 2016 là lớn của trang trại không còn mạnh, đa dạng như những năm trước. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng trang trại năm 2017 thấp, chỉ đạt 1,39%, tăng trưởng trang trại trong năm này cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu  Long đạt 9,82%; thất nhất là vùng Đông Nam Bộ, đạt -2,65%.

     

    – Tại các vùng, tốc độ tăng trưởng của trang trại không giống nhau ở các năm khác nhau và các vùng khác nhau. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế trang trại ở các vùng cũng giống như toàn quốc, năm 2016 là năm có tốc độ tăng cao, năm 2017 tốc độ tăng trưởng giảm sâu, có vùng còn tăng trưởng âm ví dụ như vùng Đông Nam Bộ, tăng trưởng các trang trại năm 2016 so với năm 2017 là – 2,65%.

     

    Các tỉnh có số lượng trang trại nhiều nhất

     

    Số trang trại khác nhau ở các vùng khác nhau; các tỉnh khác nhau, số lượng các trang trại cũng không giống nhau. Bảng 3 dưới đây sẽ cho biết 10 tỉnh có số lượng trang trại nhiều nhất trong giai đoạn nêu trên.

     

    Qua bảng 3 nhận thấy:Số lượng trang trại nhiều nhất từ năm 2013 đến năm 2017.

     

    – Hai tỉnh thành là Đồng Nai và Hà Nội  luôn luôn ở vị trí số một và số 2 về số lượng trang trại nhiều nhất trong cả nước.

     

    – Đứng ở vị trí số 3 là sự thay phiên của các tỉnh: Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên và Vĩnh Phúc.

     

    – Các vị trí còn lại, các tỉnh thay phiên nhau đổi vị trí thứ tự. Nhiều nhất là các tỉnh: Hải Dương, Thái Nguyên, Bình Dương, Vĩnh Phúc thứ đến là: Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa.

     

    – Trong số các Tỉnh có nhiều trang trại nhất nằm ở Vùng Đồng bằng Sông Hồng, tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ, các vùng khác còn lại chỉ có một tỉnh như như Miền núi và Trung du phía Bắc có một tỉnh Thái Nguyên; vùng Bắc Trung bộ và Duyên Hải miền Trung có Thanh hóa, Vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 có Bến Tre; Vùng Tây Nguyên không có tỉnh nào.

     

    – Qua bảng 3 còn cho thấy: ngay những tỉnh có số lượng trạng trại nhiều nhất cũng bị ảnh hưởng bởi sự xuống giá quá mức của thịt lợn và sản phẩm trứng, thịt gia cầm trong năm 2016 và năm 2017. Các tỉnh Đồng Nai, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Thái Nguyên đều có số trang trại năm 2017 thấp thua năm 2016 ( tăng trưởng âm).

     

    Bảng 3: 10 tỉnh có số lượng trang trại nhiều nhất từ năm 2013 đến năm 2017.

     

    T.tự

    2013

     

    2014

     

    2015

     

    2016

     

    2017

     

     

    Tỉnh

    S.l

    T.trại

    Tỉnh

    S.L

    T.trại

    Tỉnh

    S.L

    T.trại

    Tỉnh

    S.L

    T.trại

    Tỉnh

    S.L

    T.trại

    1

    Đ. Nai

    1.329

    Đ.Nai

    2.099

    Đ.Nai

    2.578

    Đ. Nai

    3.383

    Đ.Nai

    3.378

    2

    H. Nội

    944

    H.Nội

    1.346

    Hà Nội

    1.849

    H. Nội

    2.904

    H. Nội

    2.847

    3

    V. Phúc

    532

    H. Yên

    569

    H. Nam

    740

    H.Dương

    1.104

    H. Dương

    1.031

    4

    H. Phòng

    458

    B.Dương

    549

    H. Yên

    639

    H. Nam

    1.030

    V. Phúc

    1021

    5

    H.Dương

    451

    T.Nguyên

    548

    V. Phúc

    628

    V. Phúc

    944

    H. Nam

    996

    6

    T. Nguyên

    440

    V. Phúc

    534

    B. Dương

    579

    H.Phòng

    886

    H.Yên

    980

    7

    H, Yên

    404

    H. Phong

    519

    T. Bình

    573

    T.Nguyên

    793

    B. Dương

    778

    8

    B.Dương

    395

    H.Dương

    505

    H.Dương

    553

    B. Dương

    761

    T. Bình

    774

    9

    Hà Nam

    371

    T.Hóa

    498

    T. Nguyên

    548

    T. Bình

    696

    T. Nguyên

    743

    10

    T.hóa

    342

    T.Bình

    474

    H. Phòng

    528

    T. Hóa

    644

    Bến Tre

    675

     

    Kết luận và khuyến nghị

     

    Kết luận

     

    – Chăn nuôi trang trại ở Việt Nam phát triển liên tục sau khi có Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT Qui định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi ngành Nông nghiệp quản lý.

     

    – Tốc độ tăng trưởng của các trang trại không giống nhau ở các năm. Các vùng miền khác nhau, sự tăng trưởng của trang trại cũng khác nhau.

     

    – Thông tư không đưa ra chỉ tiêu phân loại trang trại gia súc lớn, lợn, gia cầm hay động vật khác nên không có cơ sở đánh giá, so sánh hiệu quả kinh kế giữa các trang trạị, giữa các vùng, miền hoặc giữa các tỉnh thành ở cùng một loại vật nuôi.

     

    Khuyến nghị

     

    – Thông tư 27 cần được bổ sung thêm các tiêu chí phân loại trang trại chăn nuôi gia súc lớn, lợn, gia cầm hay các động vật khác.

     

    – Để kinh tế trang trại chăn nuôi phát triển mạnh và bền vững đề nghị với chính quyền các cấp:

     

    + Quy hoạch ổn định vùng, đất để phát triển chăn nuôi trang trại.

     

    + Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại phù hợp với từng vùng, miền và từng đối tượng vật nuôi.

     

    + Người chăn nuôi tôn trọng và thực hiện đúngluật pháp. Tuân thủ thực hiện các quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, tập huấn./.

    Số lượng trang trại chăn nuôi ở Việt Nam (2011-2017) tăng nhanh

    Chăn nuôi trang trại dê, cừu tại Ninh Thuận

    Trại dê sữa lớn nhất Việt Nam – Trại dê Măng Đen

    Chăn nuôi bò thịt, bò sữa trang trại ở Việt Nam

    PGS.TS. Hoàng Kim Giao

    Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.