[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 29/03/2019, tại Hà Nam, Hiệp Hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, Tổ chức FAO Việt Nam, Tổ chức USAID phối hợp với Công ty V.M.C tổ chức Hội thảo “Áp dụng các giải pháp công nghệ và an toàn sinh học nhằm nâng cao năng suất gia cầm và giảm thiểu sử dụng kháng sinh”.
Tham dự Hội thảo có sự tham gia của 60 đại biểu đến từ Trung tâm Khuyến nông quốc gia; Tổ chức FAO Việt Nam; Đại sứ quán Bỉ; Hội Chăn nuôi Việt Nam; Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam; Công ty giống gia cầm Lượng Huệ; Công ty môi trường và Dịch vụ TMH; cùng nhiều chủ trang trại nuôi gia cầm…
Toàn cảnh Hội thảo
Theo TS Phan Văn Lục, Tổng thư kí Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, thời gian qua, việc sử dụng kháng sinh đã hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng cho ngành chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi gia cầm.
Qua khảo sát của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm, có trên 208 trại chăn nuôi được khảo sát thì tỷ lệ sử dụng kháng sinh được sử dụng trong thức ăn rất cao, chiếm 84%. Có 72 trang trại sử dụng ít nhất một kháng sinh để phòng bệnh và kích thích tăng trưởng.
Tình trạng lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là một trong những nguyên nhân khiến cho loài người và động vật đối mặt với tình trạng kháng kháng sinh, kháng thuốc trong điều trị nhiều bệnh, hoặc nếu điều trị được thì rất tốn kém. Bước sang năm 2019, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm đối mặt với nhiều thách thức, nhất là hiệp định CPTPP được ký kết, sản phẩm chăn nuôi trong nước phải cạnh tranh với nhiều nước có ngành chăn nuôi chuyên nghiệp, xu thế sử dụng thực phẩm không kháng sinh… Vì vậy, giảm kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi người chăn nuôi phải áp dụng an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến từ giống tới quy trình chăn nuôi tốt…
TS Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam
Trong báo cáo Triển vọng sản xuất, thương mại chăn nuôi gia cầm và thế giới năm 2019, TS Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đưa ra 3 vấn đề chính: Triển vọng ngành chăn nuôi gia cầm toàn cầu trong trung và dài hạn; Triển vọng ngành chăn nuôi gia cầm của châu Âu; Triển vọng chăn nuôi gia cầm việt Nam.
Trong đó, TS Sơn nhấn mạnh, đối với thị trường gia cầm của Việt Nam, về sản xuất và thương mại gia cầm Việt Nam đến năm 2025 có một số dự báo như sau:
Về sản xuất: Tăng trưởng về số lượng đàn gia cầm dự báo từ nay tới năm 2020 khoảng 5,5-6% và 4,5%-5,0%/năm vào năm 2025. Tỷ trọng chăn nuôi công nghiệp dự báo sẽ tăng lên 50% đến năm 2020 và 55% vào năm 2025. Tỷ lệ gà lông màu sẽ duy trì ở mức 60-65%; Tỷ lệ gà đẻ trứng thương phẩm 20-25%. Tăng trưởng sản lượng thịt gia cầm dự báo từ 7-8%/năm tới năm 2020 và 6,5% – 7,0% đến năm 2025.
Dự báo tỷ trọng thịt gia cầm trong sẽ tăng lên 25% vào năm 2020 và 30% vào năm 2025 trong cơ cấu tiêu dùng thịt.Tăng trưởng trứng gia cầm dự báo 7-8% đến năm 2020 và 6-7% đến năm 2025.
Về thương mại, dự báo sản lượng thịt gà xuất khẩu sẽ tăng khoảng 3-4%/năm. Trong đó chủ yếu là thịt gà chế biến, trứng vịt muối, trứng bắc thảo, trứng chim cút, lông vũ..
Thịt gà nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng 2-3%/năm, nhất là sau khi CPTPP có hiệu lực. Tiêu thụ trong nước vẫn là chính, chiếm trên 95% sản phẩm.
Đại diện công ty V.M.C đã có bài trình bày về Ứng dụng công ngệ sản xuất Probiotics trong chăn nuôi hướn tới giảm chi phí trong sử dụng kháng sinh. Cụ thể, V.M.C sản xuất các chủng Bacillus claussi, Bacillus subtilis, Bacillus coagulans, Saccharomyces cereviside…
Các chủng này đều ở dạng bào tử kết hợp với tạo vỏ siêu vi, tỷ lệ bào tử và tạo vỏ siêu vi đạt trên 90% nên chúng có thể chịu được: Nhiệt độ cao 90°C; Axit dạ dày (điều kiện pH thấp); Các loại kháng sinh…
Các probiotics này có khả năng đối kháng với một số vi sinh vật gây bệnh; Có khả năng sản sinh các enzyeme tiêu hóa; Hấp thu khí oxy trong dạ dày, giúp các vi khuẩn có lợi phát triển, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, giúp vật nuôi không bị chủng no hơi.
Đặc biệt, trong gia cầm, probiotics giúp hỗ trợ quá trình phòng và điều trị các bệnh tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy do Salmonella, Clostridium. Cùng với đó, Probiotics giúp kích thích tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu thưc ăn. Đối với gà đẻ thì tăng chất lượng trứng, vỏ cứng hơn và tăng tỷ lệ nở của gà con. Tạo phân khuôn, giảm mùi hôi chuồng trại… Giảm chi phí thức ăn, tăng năng suất chăn nuôi; Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho vật nuôi…
Bà Phạm Khánh Ly – Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ
Tiếp theo, bà Phạm Khánh Ly – Giám đốc kinh doanh Công ty cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ với bài trình bày ấn tượng “Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu giống gà Lượng Huệ”. Công ty Lượng Huệ từ đàn gà khởi nghiệp năm 1992 với 50 con gà giống. Sau 25 năm hình thành và phát triển, năm 2018, gà Lượng Huệ chiếm 13% thị phần gà ta giống, Top 3 nhà sản xuất gà ta giống nội địa lớn nhất Việt Nam với 250 nghìn con gà bố mẹ, cung cấp với 15 triệu con trên địa bàn 53 tỉnh thành và một số quốc gia khác như Lào, Campuchia.
Cũng theo bà Phạm Khánh Ly, hiện nay, Công ty Cổ phần giống gia cầm Lượng Huệ là mô hình khép kín: Chăn nuôi, sản xuất giống, hệ thống trại vệ tinh, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thực phẩm. Lượng Huệ có triết lí kinh doanh rõ ràng: “Xây 1 tòa tháp trăm tầng cần 1 nền móng vững chắc. Cùng ấp ươm khát vọng làm giàu; Không ấp nở thật nhiều nhưng ấp nở thật tốt; Chất lượng là cái lõi then chốt nhất để phát triển bền vững… Một số gà tiêu biểu của Lượng Huệ như gà ta LH-001; Gà ta chọn tạo LH-02S; Gà ta LH-009; LH-007; vịt Grimaud LH-013…
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
Đại diện tổ chức FAO Việt Nam trình bày chủ đề “An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm và thử nghiệm ASIAN GAHP tại các mô hình Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.
Bà Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ tại hội thảo.
Bà Nguyễn Thị Minh – Giám đốc Công ty TNHH Môi trường và Dịch vụ THM chia sẻ về hiệu quả chế phẩm vi sinh AT-YTB trong việc bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững
Các đại biểu đi tham quan nhà máy của Công ty V.M.C.
Dây chuyền, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất các chế phẩm probiotics và các sản phẩm thuốc thú y tại Công ty V.M.C.
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.
HÀ NGÂN
- chăn nuôi gia cầm li>
- hội thảo gia cầm li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất