Chăn nuôi gia cầm những năm gần đây có bước phát triển nhảy vọt: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, tự phát đã dần chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, lợi nhuận ngày càng nhiều.
Do vậy, chăn nuôi gia cầm không còn là một nghề phụ nữa mà trở thành một trong những nghề sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu các ngành sản xuất trong nông nghiệp.
Việt Nam sở hữu nhiều giống gia cầm quý
Một hộ chăn nuôi gà tại huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho hay: Năm 2018, ngành chăn nuôi đạt 409 triệu con gia cầm; trong đó có 317 triệu con gà, chiếm 77,5% và 92 triệu con thủy cầm, chiếm 22,5%. Trong tổng đàn gà thì gà thịt chiếm 77,6%, gà đẻ chiếm 22,4%. Sản lượng thịt gia cầm đạt gần 1,1 triệu tấn, thịt gà gần 840 nghìn tấn, chiếm 76,5%, thịt thủy cầm gần 258 nghìn tấn, chiếm 23,5%. Năm 2018, số lượng trứng gia cầm và thủy cầm cũng đạt trên 11,6 tỷ quả; trong đó trứng gà chiếm 60%, trứng thủy cầm chiếm 40%. Đặc biệt, Việt Nam đang sở hữu bộ giống gà đặc sản, rất quý như: Gà Đông Tảo (Hưng Yên), gà ri, gà mía, gà nhiều cựa Phú Thọ, gà Tiên Yên (Quảng Ninh), gà ri Ninh Hòa… Bằng việc lai tạo, một số công ty tư nhân đã tạo ra các giống gà màu được người chăn nuôi ưa chuộng như: Thương hiệu gà Minh Dư, gà Lượng Huệ (Hải Phòng), gà Phùng Dầu Sơn, gà Gò Công (Tiền Giang)… Hiện các giống gà ngoại nhập: ROSS, Cobb, Hubbard, AA (Arbor Acres), Redbro, Sasso, Kabir, JA57, Ai Cập… đang được bảo tồn tại Việt Nam. Các giống vịt có năng suất cao trên thế giới cũng xuất hiện, như: Bộ giống vịt của Vương quốc Anh (SM); bộ giống vịt của Cộng hòa Pháp (MT, STAR, ST), Khaki Campbell, Kỳ Lừa, Đại Xuyên PT…
Đẩy mạnh chăn nuôi để phát huy tiềm năng
Chăn nuôi gia cầm trong thời gian tới có nhiều cơ hội phát triển do nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt gia cầm ngày càng tăng cao, với thị trường hơn 95 triệu dân và khoảng 15 triệu khách du lịch. Trứng vịt là một trong những sản phẩm có khả năng xuất khẩu sang thị trường các nước Đông Nam Á và Nam Á. Thịt và gan xuất khẩu sang các nước châu Âu. “Việt Nam sở hữu các giống gia cầm có năng suất và chất lượng cao, có một số giống đạt năng suất cao nhất thế giới”, ông Nguyễn Văn Trọng khẳng định.
TS Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, nhận xét: “Nhu cầu sản phẩm gia cầm của thị trường nội địa còn rất lớn. Với việc Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại và CPTPP sẽ là cơ hội để ngành chăn nuôi mở rộng thị trường xuất khẩu thịt, trứng gia cầm. Vì vậy dư địa mở rộng quy mô và tăng năng suất ngành hàng này vẫn còn nhiều”.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho rằng: “Nhu cầu đối với thị trường thịt gia cầm trong nước của người tiêu dùng vẫn còn. Ngoài ra, Nhật Bản, Trung Đông, Trung Quốc… đều là những thị trường tiềm năng của sản phẩm gia cầm Việt Nam”.
Bên cạnh những thuận lợi, chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn còn một số khó khăn, thách thức, bao gồm: Chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ, nguy cơ về dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; nhận thức của người chăn nuôi còn hạn chế về các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; công tác vệ sinh môi trường và phòng bệnh còn nhiều bất cập, chưa chủ động được vắc-xin phòng bệnh; các tỉnh chưa chủ động con giống gia cầm chất lượng cao; người chăn nuôi còn sử dụng rất nhiều con thương phẩm làm giống bố mẹ nên ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng. Việc nhập con giống, sản phẩm chăn nuôi không rõ nguồn gốc còn diễn ra thường xuyên và thiếu tính liên kết trong tổ chức sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi… đang là trở ngại đối với ngành chăn nuôi Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản: Để vượt những rào cản kỹ thuật từ các thị trường xuất khẩu, ngành chăn nuôi nước ta cần tập trung vào sản xuất, đặc biệt là khâu chế biến. Việc đẩy mạnh chế biến không chỉ giúp sản phẩm chăn nuôi “vượt” được các rào cản mà còn góp phần làm gia tăng giá trị và hiệu quả kinh tế.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: “Hiện gia cầm đang chiếm 20% tổng lượng thực phẩm phục vụ đời sống của người dân. Việt Nam cũng đã hình thành căn bản nền công nghiệp chăn nuôi gia cầm, nền công nghiệp về sản xuất thức ăn chăn nuôi. Thời gian tới, phát triển chăn nuôi gia cầm một cách hài hòa, bảo đảm lợi ích cho người chăn nuôi và doanh nghiệp cũng chính là nhằm xây dựng ngành chăn nuôi phát triển bền vững…”.
Bài và ảnh: NGUYỄN KIỂM
Nguồn: Quân đội Nhân dân
- chăn nuôi gia cầm li>
- xuất khẩu sản phẩm gia cầm li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất