[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là tên hội thảo được tổ chức thành công ngày 26/4/2019 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Tiểu dự án 11/FIRST/1a/VNUA3 “Nghiên cứu chọn tạo dòng lợn nái Landrace và Yorkshire kháng vi khuẩn gây tiêu chảy bằng chỉ thị phân tử” do PGS. TS. Đỗ Đức Lực, Phó trưởng Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm.
Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhận được khoản tài trợ từ Dự án FIRST để thực hiện Tiểu dự án 11/FIRST/1a/VNUA3 theo Thỏa thuận tài trợ đã ký giữa Ban Quản lý Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ – FIRST” và Học viện Nông nghiệp Việt Nam về “Khoản tài trợ cho Chuyên gia giỏi nước ngoài về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo”.
Hội thảo đã trao đổi thông tin khoa học và kinh nghiệm về ứng dụng kỹ thuật di truyền phân tử trong công tác giống giữa các nhà khoa học, thảo luận và đánh giá hiệu quả chọn tạo dòng lợn kháng tiêu chảy bằng marker phân tử.
Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo có các đại biểu tới từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam gồm: GS. TS. Trần Đức Viên – Chủ tịch Hội đồng Học viện; PGS TS Đinh Văn Chỉnh – Thường trực Hội đồng Học viện; GS TS Vũ Đình Tôn – Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh Chăn nuôi lợn; PGS. TS. Phạm Kim Đăng – Phó Khoa Chăn nuôi Phụ trách khoa Chăn nuôi; cán bộ và giảng viên của Khoa Chăn nuôi, Khoa Thú y, Khoa Công nghệ sinh học.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Cùng với đó là đại diện Ban Quản lý dự án FIRST – ông Tạ Bá Hưng; TS. Nguyễn Kim Cúc – Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi; PGS. TS. Lê Đình Phùng – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Nông Lâm Huế; TS Lâm Thái Hùng – Trưởng khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh; TS. Nguyễn Hùng Nguyệt – Trưởng khoa Thú y, Trường Đại học Đông Đô; PGS. TS. Nguyễn Văn Đức – Phó Tổng thư kí Tạp chí KHKT Chăn nuôi – Hội Chăn nuôi Việt nam; cùng các đại biểu đến từ trường Đại học Cần Thơ, Đại học Hùng Vương, Đại Hồng Đức, Đại học Hải Phòng, Đại học Nông Lâm Bắc Giang, Viện Chăn nuôi. Bên cạnh các cơ sở và nghiên cứu, một số doanh nghiệp chăn nuôi lợn như Công ty TNHH lợn giống hạt nhân Dabaco, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Hải Thịnh cũng đã tham dự.
Phát biểu khai mạc, GS. TS. Vũ Đình Tôn – Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh Chăn nuôi lợn, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, các đại biểu có thể giao lưu, kết nối và trao đổi với nhau nhiều hơn nữa về thông tin chăn nuôi, nghiên cứu khoa học, định hướng nghiên cứu khoa học thời gian tới. Hội thảo đã có sự tham gia không những các nhà khoa học đến từ các Trường, Viện mà còn có cả các doanh nghiệp. Điều đó khẳng định, mong muốn các nghiên cứu khoa học từ các dự án không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ trường đại học, mà cần có ứng dụng thực tiễn trong sản xuất tại các doanh nghiệp, mang về giá trị lớn lao cho xã hội.
GS TS Vũ Đình Tôn cho rằng, nhìn lại ngành chăn nuôi với nhiều khó khăn (về giá, về dịch bệnh như Lở mồm long móng và mới đây là bệnh Dịch tả lợn châu Phi), đã đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà khoa học. Và nói về bệnh, bây giờ không chỉ có có các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực thú y, mà những người làm giống, chăn nuôi cũng đang rất quan tâm để tìm ra những gene có thể kháng lại bệnh tật, mang lại năng suất chăn nuôi cao hơn. Cũng chính vì vậy, Chăn nuôi Thú y cần được nghiên cứu liên ngành, chia sẻ với nhau nhiều hơn để có những thành quả phục vụ cho ngành chăn nuôi.
Ông Tạ Bá Hưng – Đại diện Ban Quản lý Dự án FIRST
Ông Tạ Bá Hưng – Đại diện Ban Quản lý Dự án FIRST cho biết, FIRST đánh giá cao Tiểu dự án 11/FIRST/1a/VNUA3 “Nghiên cứu chọn tạo dòng lợn nái Landrace và Yorkshire kháng vi khuẩn gây tiêu chảy bằng chỉ thị phân tử” do PGS. TS. Đỗ Đức Lực làm chủ nhiệm. Ông Hưng cũng chúc mừng nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Đỗ Đức Lực đã về đích đúng với mục tiêu dự án đề ra. Nhóm đã tiếp thu, nắm bắt và làm chủ được công nghệ. Cùng với đó, ông Hưng cũng chúc mừng Học viện Nông nghiệp có nhiều dự án do FIRST tài trợ. Các dự án của Học viện Nông nghiệp đều rất quan trọng, mang tính chất thực tiễn, kinh tế và xã hội. Các nhóm nghiên cứu của Học viện đều rất mạnh, thực hiện dự án đúng theo theo tiến độ, có nhiều kết quả công bố trong nước và quốc tế, trong thời gian ngắn đã đưa sản phẩm ra thị trường. Đây cũng là một trong những điểm sáng về nghiên cứu khoa học và cần nhân lên.
PGS. TS. Đỗ Đức Lực – Phó Trưởng Khoa Chăn nuôi, Chủ nhiệm Tiểu dự trình bày tại hội thảo
Tiếp theo, PGS. TS. Đỗ Đức Lực đã trình bày tóm tắt kết quả của Tiểu dự án FIRST 11/FIRST/1a/VNUA3. TS Lực cho biết, Tiểu dự án đã góp phần nâng cao năng lực cán bộ Học viện thông việc trao đổi, học tập và tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước; kết nối các nhà khoa học của trên 10 trường đại học, 2 viện nghiên cứu, 3 doanh nghiệp trong nước và 3 trường đại học và một doanh nghiệp của Bỉ; bên cạnh đó, cán bộ của các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp cũng đã tham gia lớp tập huấn về biểu hiện gen; góp phần đào tạo 02 thạc sỹ, 01 nghiên cứu sinh và xuất bản các bài báo trên các tạp chí trong nước và quốc tế; chọn tạo được 100 lợn nái và 20 đực làm việc mang gen kháng tiêu chảy.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng được nghe các diễn giả trình bày các chuyên đề Tổng quan về Chăn nuôi lợn và các kết quả khoa học của Tiểu dự án.
PGS TS Nguyễn Văn Đức, Trưởng Ban Khoa học Công nghệ – Hội Chăn nuôi Việt Nam trình bày báo cáo: “Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam năm 2018, cơ hội và thách thức trong năm 2019”
Vai trò của giống trong phát triển chăn nuôi bền vững là chủ đề bài thuyết trình của PGS TS Đỗ Võ Anh Khoa – Trường Đại học Cần Thơ
TS. Nguyễn Bá Tiếp – Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày chủ đề “Tiềm năng đóng góp của gen kháng vật nuôi”
Báo cáo “Vai trò của chuyên gia nước ngoài trong Tiểu dự án FIRST No. 11/FIRST/ FIRST 1a/ FIRST VNUA3” do PGS TS Đỗ Đức Lực trình bày
“Mối liên hệ giữa đa hình gen FUT1 và MUC4 với năng suất sinh trưởng của lợn Landrace và Yorkshire” là chủ đềbáo cáo do bà Nguyễn Thị Vinh – Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày.
Báo cáo “Ảnh hưởng của gen FUT1 và MUC4 đến năng suất sinh sản của đàn lợn Landrace và Yorkshire” do bà Đỗ Thị Phương -Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày.
“Mối liên hệ giữa đa hình gen FUT1 và MUC4 với tỷ lệ tiêu chảy ở lợn Landrace và Yorkshire” là chủ đề do ông Hà Xuân Bộ – Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày.
Biểu hiện gen FUT1 và MUC4 trên lợn Yorkshire của ông Nguyễn Hoàng Thịnh, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trình bày.
Ông Lê Văn Hải – Công ty Cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh (thứ hai bên phải) chúc mừng Tiểu dự án FIRST No. 11/FIRST/ FIRST 1a/ FIRST VNUA3 thành công tốt đẹp.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
TÂM AN
- bệnh tiêu chảy cấp trên heo li>
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam li>
- phòng chống tiêu chảy li>
- khoa chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất