Dù công tác phòng, chống và dập dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được người dân và các cấp, ngành địa phương tiến hành tích cực nhưng sau hơn 2 tháng xuất hiện, đến nay dịch đã lan rộng ra 22 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.
Dịch diễn biến phức tạp
Tính từ khi thâm nhập vào địa bàn Hà Nội đến nay, DTLCP đã xảy ra tại 178 xã, phường thuộc 22 quận, huyện, làm mắc bệnh và tiêu hủy 31.806 con lợn. Tỷ lệ hộ gia đình có lợn mắc bệnh DTLCP chiếm 2,76% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi, trong khi tỷ lệ lợn mắc bệnh, tiêu hủy chiếm gần 1,1% tổng đàn lợn.
Xử lý, tiêu hủy lợn mắc dịch tả lợn châu Phi tại Hương Sơn, Mỹ Đức. Ảnh: Phương Nga
Hiện tại, trong số những địa phương có chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, chỉ còn Thị xã Sơn Tây và quận Nam Từ Liêm là chưa xảy ra dịch. Trong khi đó, Hà Nội mới khống chế thành công 3 ổ dịch tại phường Ngọc Thụy (quận Long Biên); xã Phú Thị (huyện Gia Lâm) và phường Yên Sở (quận Hoàng Mai).
Tuy người dân và chính quyền các địa phương đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch nhưng thời điểm này, DTLCP đang có chiều hướng diễn biến phức tạp và lây lan nhanh giữa các ổ dịch. Đáng lo hơn, hiện nay DTLCP đã thâm nhập vào 6 cơ sở chăn nuôi lớn từ 200 – 400 con lợn trên địa bàn TP.
Phó Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức Trương Anh Tuấn cho biết: Chỉ sau gần 2 tuần xuất hiện ổ DTLCP đầu tiên tại xã Đốc Tín, với số lợn mắc bệnh là 39 con, đến nay DTLCP đã lan rộng ra thành 10 hộ, thuộc 3 xã gồm Đốc Tín, Vạn Kim và Hương Sơn. Tổng số lợn tiêu hủy là 472 con (trọng lượng là 29.651kg), trong đó có 39 con lợn nái.
Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn cũng thừa nhận: Tuy địa phương đã thực hiện quyết liệt các giải pháp khống chế dịch, nhưng sau gần 2 tháng xuất hiện, đến nay dịch vẫn chưa được khống chế. Hiện dịch đã lan ra 19/21 xã, thị trấn. Toàn huyện đã tiêu hủy 6.146 con, tổng trọng lượng 300.158kg.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn đánh giá: Nguyên nhân dịch bệnh có chiều hướng lây lan nhanh chủ yếu do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa thực hiện tốt công tác phòng bệnh theo phương pháp an toàn sinh học. Do các hộ sử dụng thức ăn tận dụng, thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt, mua thịt lợn từ các chợ truyền thống không rõ nguồn gốc.
Mặt khác, do thói quen người chăn nuôi nhỏ lẻ thường hay đi thăm hỏi nhau, ở nhà có dịch sang nhà không có dịch. Vẫn nhiều người kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thương lái, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chủ quan. Thậm chí ở một số số nơi dịch bệnh lây lan là do chính lực lượng trực tiếp đi tiêu hủy lợn, do lợn đực giống không được quản lý tốt…
Kiên trì phòng dịch
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, DTLCP trên địa bàn Hà Nội đang có nhiều diễn biến phức tạp; có thể xuất hiện, bùng phát ở bất cứ đâu, bất kể thời điểm nào. Nhiều địa phương đã công bố hết DTLCP nhưng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vẫn hiện hữu. Bởi vậy, trong công tác phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh, các cấp ngành địa phương, lực lượng chuyên trách và người dân cần tránh tư tưởng chủ quan, lơ là.
Hiện ngành nông nghiệp Hà Nội đang tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tăng cường giám sát và phát hiện sớm ổ dịch, khoanh vùng dập dịch, không để dịch lây lan; triển khai khử trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi và môi trường xung quanh để ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập vào chuồng trại.
Trường hợp ổ dịch là hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không có dãy chuồng riêng biệt, khi phát hiện lợn bị DTLCP buộc phải tiêu hủy toàn bộ đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm. Tại vùng bị dịch uy hiếp, chính quyền sở tại thực hiện trong vòng 48 giờ tiêu hủy đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng của DTLCP mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan. Đối với chăn nuôi trang trại số lượng lớn, có nhiều dãy chuồng riêng biệt thì tiêu hủy toàn bộ lợn trong chuồng, dãy chuồng có lợn bệnh; các dãy chuồng còn lại áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và lấy mẫu giám sát định kỳ.
Nếu phát hiện dương tính hoặc thấy có nguy cơ lây nhiễm cao thì tiêu hủy toàn bộ trang trại. Tại vùng bị dịch uy hiếp, các địa phương cần thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng một tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2 – 3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng trong phạm vi 3km xung quanh ổ dịch và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi rút DTLCP.
Phương Nga
Nguồn: Kinh tế Đô thị
“Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do DTLCP, thời điểm này người chăn nuôi vẫn phải kiên trì thực hiện các biện pháp phòng dịch. Đối với những địa phương đã phát sinh dịch bệnh, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp khống chế ngay từ “đốm lửa” nhỏ nhất, không để dịch lây lan ra thành “đám cháy” lớn.” – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- ngăn chặn dịch bệnh li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất