Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, kể cả không xảy ra dịch tả heo châu Phi thì cũng đến lúc ngành chăn nuôi phải tái cơ cấu lại, chứ hiện tỷ trọng heo đang lớn, quá mất cân đối.
Trước tình hình dịch tả heo châu Phi đang hoành hành, lan rộng, đe dọa thị trường thực phẩm, ngày 15-5 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị phát triển chăn nuôi đại gia súc tại Việt Nam để hướng tới một nguồn cung đa dạng và ổn định.
Phát biểu tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, kể cả không xảy ra dịch tả heo châu Phi thì cũng đến lúc ngành chăn nuôi phải tái cơ cấu lại, chứ hiện tỷ trọng heo đang lớn, quá mất cân đối. Đáng lo ngại hơn cả dịch bệnh là hiện Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, tình trạng hạn hán trong tương lai sẽ gây hậu quả không có đủ nước để duy trì 3,8 triệu ha đất trồng lúa nước và 1,5 triệu ha trồng bắp. Do đó, chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ đang là lợi thế rất lớn để tái cơ cấu ngành chăn nuôi. Và hướng đi này cũng phù hợp xu hướng của thế giới. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Việt Nam, để một mặt không để xảy ra những biến động lớn về thiếu thực phẩm, mặt khác đón đầu cơ hội nhờ thay đổi cách nhìn trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm yêu cầu công bố dịch theo quy định và xử lý dứt điểm các ổ dịch và không để phát sinh ổ dịch mới. Đồng thời, tổ chức tổng vệ sinh, xử lý heo bệnh, heo chết, phun thuốc tiêu độc, khử trùng; quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển heo sản phẩm của heo ra khỏi vùng dịch. Theo báo cáo từ Sở NN-PTNT Bình Phước, không chỉ ở huyện Đồng Phú, tại thành phố Đồng Xoài vừa xuất hiện 2 ổ dịch tả heo châu Phi mới, nâng tổng số ổ dịch tỉnh này lên 6 ổ và có xu hướng lan ra các vùng khác.
Ngày 15-5, ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết vừa lấy các mẫu heo chết để xét nghiệm, vì có dấu hiệu mắc dịch tả heo châu Phi của một hộ dân ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành. Trước đó, tỉnh Hậu Giang đã phát hiện 3 ổ dịch tả heo châu Phi tại địa bàn các huyện Châu Thành A, Vị Thủy và huyện Châu Thành (với hơn 100 con chết). Hiện tỉnh đang tăng cường kiểm soát chặt việc vận chuyển, mua bán heo hơi.
Ngành thú y tỉnh Hậu Giang tiêu hủy heo bị bệnh chết. Ảnh: CAO PHONG
Tại Cà Mau, trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả heo châu Phi lan rộng, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã chỉ đạo các sở ngành chức năng, các huyện… ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh này.
UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu tăng cường các hoạt động kiểm tra 24/24 ở tất cả các trạm, chốt; các phương tiện vận chuyển heo, sản phẩm heo có giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy xác nhận nguồn gốc sản phẩm hợp lệ, trước khi vào địa bàn tỉnh phải được khử trùng.
Ngoài ra, chủ động tổ chức giám sát, lấy mẫu đối với heo có dấu hiệu bệnh, nghi bệnh tại cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ; thu giữ, lấy mẫu các sản phẩm từ heo không rõ nguồn gốc (thịt đông lạnh, thịt tươi, xúc xích…) gửi xét nghiệm nhằm nhanh chóng xác định chính xác kết quả, từ đó có biện pháp ứng phó kịp thời, báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin, số liệu dịch bệnh động vật theo quy định.
NHÓM PV
Nguồn: Sài Gòn Giải Phóng
Ngày 15-5, đại diện các siêu thị như Co.opmart, BigC, cửa hàng tiện lợi VinMart, Co.opFood… và tiểu thương ở các chợ cho hay, số lượng thịt heo tiêu thụ trong ngày vẫn bình thường, giá heo hơi giảm khoảng 2.000 đồng/kg so với cách nay 1 tuần. Bên cạnh đó, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi còn có thêm chương trình khuyến mãi, giảm giá trong tháng 5 liên quan đến đến thịt gia súc, gia cầm các loại nên đã kích thích nhu cầu tiêu dùng, trong đó có mặt hàng thịt heo tăng trưởng tốt.
- tái cơ cấu ngành chăn nuôi li>
- gia súc li>
- ngành chăn nuôi li>
- gia súc ăn cỏ li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất