Quan tâm hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Quan tâm hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi

    Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát khiến hơn 200 nghìn con lợn của Bắc Giang buộc phải tiêu hủy, hàng chục nghìn chủ chăn nuôi, trang trại trắng tay. Để ổn định sản xuất, thời điểm này nhiều hộ nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang đối tượng vật nuôi khác song đang gặp nhiều khó khăn.

     

    Khát vốn

     

    Như hàng nghìn hộ chăn nuôi tại huyện Lục Ngạn, gia đình ông Hoàng Văn Bảo, thôn Ngọt, xã Hồng Giang đã bị DTLCP “cướp” mất đàn lợn thịt 22 con, mỗi con nặng gần 1 tạ. Thiệt hại trước mắt tuy không lớn nhưng chẳng biết bao giờ gia đình ông mới có thể nuôi lợn trở lại vì lo ngại mầm bệnh còn lưu cữu.

    Quan tâm hỗ trợ chuyển đổi vật nuôi

    Anh Đăng tự lắp đặt lại hệ thống điện trong trang trại để chuyển sang nuôi vịt.

     

    Trước đó, mỗi năm ông Bảo nuôi hơn 200 lợn thịt, thu lãi hàng trăm triệu đồng. Là hộ thuần nông, gia đình ông chủ yếu trông vào nguồn thu từ chăn nuôi lợn và cây ăn quả nhưng năm nay, vải thiều mất mùa, lợn lại mắc dịch.

     

    Trước thực tế đó, gia đình đã tận dụng khu chuồng trại chuyển sang nuôi chim bồ câu sau khi tiêu độc, khử trùng theo quy định. Cuối tháng 5 vừa rồi, ông đầu tư hơn 100 triệu đồng mua 400 đôi chim bồ câu Pháp để chăn thả. Gia đình dự tính nuôi 1.000 đôi bồ câu nhưng giá giống hiện đang tăng cao, từ 170 nghìn lên 200 nghìn đồng/đôi nên chưa dám mở rộng sản xuất.

     

    Không phải hộ chăn nuôi nào cũng có sẵn nguồn vốn như gia đình ông Bảo. Anh Đặng Hồng Đăng, thôn Bái Thượng, xã Đoan Bái (Hiệp Hòa) cho hay, đầu tháng 4 vừa rồi, bệnh DTLCP đã khiến 225 con lợn trong trang trại của anh buộc phải chôn hủy, tương ứng hơn 12 tấn. Mặc dù vẫn còn nợ ngân hàng hơn 1 tỷ đồng vay xây dựng trang trại và mua cám nhưng gia đình anh vẫn phải huy động hơn 100 triệu đồng để sửa chữa chuồng trại chuyển sang nuôi vịt thịt.

     

    Hiện anh đã cải tạo xong 700m2 sàn lưới và chuồng úm vịt. Anh Đăng giãi bày: “Vợ chồng em dự kiến vào đàn 4 nghìn vịt con nhưng hiện chưa đủ vốn. Chúng em mong từng ngày được nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước cho đàn lợn bị tiêu hủy để trả bớt nợ và phát triển sản xuất”.

     

    Ông Lê Văn Dương, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, Bắc Giang có hơn 62,2 nghìn hộ, trang trại chăn nuôi lợn. Trong đó, chưa đến 1 nghìn trang trại quy mô lớn. Số lợn chết do mắc dịch vừa rồi chủ yếu rơi vào các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hiện tại đã có nhiều gia đình chuyển đổi sang nuôi gia cầm, thủy cầm, chim bồ câu.

     

    Tuy nhiên, việc chuyển đổi vật nuôi khu vực nông hộ đang gặp khó về vốn. Ông Nguyễn Văn Binh, thôn Yên Tập, xã Yên Lư nói: “Mỗi năm nhà tôi xuất chuồng gần 100 lợn thịt, thu nhập chính của gia đình từ chăn nuôi lợn. Nay lợn không còn, gia đình tôi hiện rất cần vốn vay để phục hồi sản xuất”.

     

    Khắc phục khó khăn

     

    Theo quy định của Chính phủ, nguồn hỗ trợ các trang trại, hộ gia đình có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh bao gồm: Ngân sách Trung ương 70%, còn lại là ngân sách tỉnh. Chủ trương của tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan, chủ trang trại, hộ chăn nuôi hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ tiêu hủy lợn. Khi nào có kinh phí hỗ trợ của Trung ương, tỉnh sẽ bố trí ngân sách địa phương để cấp cùng. Vì thế việc phải chờ nguồn hỗ trợ của Nhà nước là khó tránh khỏi. Các hộ chăn nuôi nên chủ động tìm nguồn lực để chuyển đổi vật nuôi, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

     

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh yêu cầu người dân cần tích cực phòng, chống bệnh DTLCP, cố gắng giữ bằng được đàn lợn nái để phục vụ tái đàn khi hết dịch; tiêm đúng, đủ vắc xin cho đàn vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Các cơ sở, người chăn nuôi cần chủ động nhập giống vật nuôi khác (ngoài lợn) rõ nguồn gốc, chủng loại, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả sản xuất.

     

    Ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Bắc Giang II thông tin: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chính sách riêng đối với các khách hàng vay vốn phát triển sản xuất, trong đó có chăn nuôi lợn. Cụ thể, nếu người chăn nuôi bị thiên tai, địch họa thì ngân hàng có thể xem xét gia hạn khoản nợ đó hoặc điều chỉnh các kỳ hạn trả nợ nếu khách vay vốn trung hạn”.

     

    Định hướng chăn nuôi đạt hiệu quả trong thời gian tới, ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT lưu ý, mặc dù nhiều hộ dân trong tỉnh có ý định nuôi lợn trở lại song theo chỉ đạo của tỉnh và ngành nông nghiệp là không tái đàn cho đến khi công bố hết dịch. Các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy nên tận dụng chuồng trại có sẵn, chuyển đổi sang các vật nuôi khác phù hợp với từng vùng, địa phương. Trong đó, ưu tiên nuôi gia cầm, thủy cầm, chim bồ câu vì vòng quay ngắn, vốn đầu tư không lớn. Bên cạnh đó, các huyện: Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động ngoài nuôi gia cầm nên tận dụng đất vườn đồi để phát triển chăn nuôi dê, trâu, bò, ngựa…

     

    Thế Đại

    Nguồn: Báo Bắc Giang

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.