[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] –Theo ý kiến của các nhà khoa học chăn nuôi gia cầm, các tiến bộ đạt được trong ngành hàng này tập trung ở 3 lĩnh vực: Giống và chọn giống, chiếm 70%, quy trình công nghệ chăn nuôi 20% và dinh dưỡng thức ăn 10%. Điều đó giúp chúng ta định hướng ngành chăn nuôi gia cầm một cách chính xác hơn.
1 Tiến bộ trong phân biệt giới tính trước khi nở
Tháng 6/2016, Công ty In-Ovo – Hà Lan tuyên bố năm 2018 bán máy xác định giới tính phôi gà ngay từ lúc ấp 9 ngày với độ chính xác 95%. Máy này sẽ giải thoát cho hơn 45 triệu gà giống 1 ngày tuổi bị giết ở Hà Lan; 3,2 tỷ gà trống mỗi năm trên toàn thế giới. Phát hiện này đã mang lại lợi ích trước hết cho môi trường: lượng trứng nở ra ít hơn tiêu thụ năng lượng ít hơn thải ít C02 ra môi trường. Giảm chi phí ấp, 9 ngày kiểm tra giới tính loại bớt phôi đực giảm chi phí ấp nở. Nhờ kỹ thuật này, các trại gia cầm giống nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình hơn rất nhiều. Ở Đức, mỗi tháng người ta đã phải chi 3,04 triệu Euro (74,4 tỷ VNĐ) cho việc phân biệt giới tính gà 1 ngày tuổi.
Gerald Steiner đã sử dụng tia laser để cắt một lỗ tròn ở đầu trứng. Sau đó dùng phương pháp tiếp cận tia hồng ngoại quang phổ để xác định giới tính của phôi dựa trên dung lượng AND của trống cao hơn khoảng 2% so với gà mái. Nếu phôi đó được xác định là gà mái, vỏ trứng sẽ được vá lại và đưa vào lò ấp. Dự kiến, trong năm tới sẽ cho ra mắt máy đầu tiên. Độ chính xác 95% trong vòng chưa đầy 1 phút.
Ở Canada có thể phát hiện chính xác 95% với tốc độ 3.000-5.000 trứng/1 giờ và chi phí 5 pence/1 quả (tương đương 1.620 đồng/quả).
Trứng được mở nắp để chuẩn bị phân tích quang phổ kế (bên phải). Sau đó, khi xác định được giới tính thì được vá lại.
2 Tiến bộ về dinh dưỡng, thức ăn
Hiện nay, nuôi gà thịt trung bình theo công thức hay tổ hợp “2:2:42” nghĩa là để gà đạt được khối lượng 2kg, với FCR=2kg thức ăn/kg tăng trọng, nuôi trong 42 ngày.
Đến năm 2020, cùng với những tiến bộ di truyền, quản lý, dinh dưỡng thức ăn tối ưu sẽ tiến đến tới công thức “2:1:42” (gà đạt khối lượng 2kg, với FCR=1kg thức ăn/kg tăng trọng, nuôi trong 42 ngày.
Với thành tựu đó sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu cho hơn 8 tỷ người vào năm 2025 nhưng sẽ sử dụng ít hơn 30% ngũ cốc để sản xuất 100 tỷ tấn gà thịt và gia cầm và các sản phẩm từ thịt gia cầm có giá thấp hơn.
FCR=1kg thức ăn/kg tăng trọng ở gà thịt đã được tạo ra lần đầu tiên từ năm 2005 (Foulds, J, 2005) cho rằng, để giảm FCR cần tác động đảm bảo 5 vấn đề kỹ thuật như sau: 1. Tính toàn vẹn ruột: Sử dụng probiotic sinh học của lactobacillus; 2. Thức ăn, chất lượng nước và an ninh sinh học: nhất là nấm men, mốc; 3. Giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn chính xác; 4. Bổ sung enzyme nâng cao hiệu quả tiêu hóa. 5. Kiểm soát tốt bệnh cầu trùng.
Và cuối cùng là nuôi phôi sớm và chương trình lập trình gene, cụ thể cho ăn bằng ovo: bổ sung các chất dinh dưỡng có khả năng có khả năng tiêu hóa cao vào màng phôi có thể cải thiện chất lượng con gà, tăng lượng glycogen, tăng cường sự phát triển của ruột, sức khỏe xương cao, tăng trưởng cơ, tăng cân, cải thiện chuyển đổi thức ăn và tăng cường chức năng miễn dịch. Người ta đã xác định 24 giờ nở đầu tiên, ruột non, gan và tụy phát triển nhanh hơn so với trọng lượng cơ thể. Gà cần được cho ăn càng sớm càng tốt để cung cấp nhiều hơn cho sự phát triển của hệ dạ dày-ruột, tăng cân và phát triển hệ miễn dịch.
Thành phần chất lượng cao, oligosaccharides, các chất giàu nucleotide, các chất hấp thụ chất độc mycotoxin và khoáng chất hữu cơ có thể tạo ra những thay đổi đáng kể về FCR. Hàm lượng CP (protein thô) giảm đến mức tối thiểu, thay vào đó là axit amin đơn lẻ, các axit amin dư thừa giảm đi, dẫn đến lượng axit uric và amoniac đào thải ra môi trường cũng đáng kể. Nếu CP giảm 3-5% thì lượng nito đào thải giảm tới 60%. Trong thực tế, CP khẩu phần giảm 1% (ví dụ từ 16% xuống còn 15%) thì amoniac giảm khoảng 8-10%.
Axit hóa chế độ ăn uống của gà đẻ: bổ sung thạch cao (muối canxi sulfat ngậm 2 phân tử nước –CaS04.2H20 hoặc canxi benzoat, hoặc hạ thấp sự cân bằng điện giải của khẩu phần ăn (được tính bằng nattri kali+clorua).Thí nghiệm tại trường đại học Iowa cho thấy, cho gà đẻ ăn khẩu phần ít protein, bổ sung thêm thạch cao và zeloit làm giảm 40% khí thải amonia so với chuồng gà đẻ bình thường.
Khẩu phần ăn có tính axit sẽ dẫn đến phân có tính axit-phân chua-phân có độ pH thấp hơn, làm cho amoniac (NH3) chuyển thành amonium (NH4+). Ammonium dễ hòa tan trong nước giảm lượng khuếch tán vào không khí.
Bổ sung 10% DDGS, 7% lúa mỳ loại 2, hoặc 5% vỏ đậu tương –à tổng lượng amoniac sinh ra từ phân giảm tới 50%. Protein, axit amin tổng hợp mới với giá cả cạnh tranh sẽ trở nên thương mại hóa, giảm chi phí thức ăn, điều này cũng làm giảm bài tiết nito ra môi trường (Nahm, 2002). Threonine liên quan đến lysine, ảnh hưởng đến lượng thức ăn tối thiểu của gà (Kidd, 2009). Sử dụng valine cho gà thịt Corzo et al.(2009) đang được áp dụng rộng rãi.
Năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí thức ăn của gia cầm.Nếu tiết kiệm năng lượng sẽ làm giảm chi phí thức ăn. Khẩu phần cho gà không chỉ tính đến ME mà còn phải tính đến năng lượng thực – năng lượng do gia nhiệt, nghĩa là năng lượng được sử dụng hiệu quả cho sản xuất, bao gồm acidifier, prebiotic, probiotic, tinh dầu, enzyme, thuốc an thần, nucleotide, oxit kẽm… đang được sử dụng.
TS Bùi Hữu Đoàn
và TS Phạm Kim Đăng
Khoa Chăn nuôi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- chăn nuôi gia cầm li>
- ngành chăn nuôi gia cầm li>
- tiến bộ mới li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất