Trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn châu Phi, không chỉ riêng các hộ chăn nuôi điêu đứng mà các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng lao đao…
Kho hàng cám lợn còn tồn của đại lý Tình Xuyên tại khối 8, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn
Có mặt tại cửa hàng chuyên bán thức ăn chăn nuôi Hảo Nghĩa, tại thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định cuối tháng 6/2019, chúng tôi được bà Hoàng Thị Nghĩa, chủ cơ sở kinh doanh cho biết: Khoảng một tháng trở lại đây, cửa hàng tôi không bán nổi một bao cám lợn. Nhiều nhà có lợn nhiễm bệnh trả lại sản phẩm, tôi không biết sẽ phải xử lý những bao cám lợn còn tồn như thế nào nữa.
Tại đại lý cấp I thức ăn chăn nuôi Tình Xuyên ở khối 8, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn hiện nay không còn cảnh tấp nập mua bán, bốc xếp hàng lên xe để vận chuyển đến các đại lý nhỏ, các hộ chăn nuôi như trước đây. Thay vào đó là không khí vắng vẻ, không một bóng khách. Bà Đỗ Thị Tình, chủ đại lý chia sẻ: Từ khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi đến giờ, tôi chưa thấy đợt dịch nào khủng khiếp như bệnh dịch tả lợn châu Phi này. Thời điểm này năm ngoái, trung bình, chúng tôi bán gần 200 tấn cám lợn thì thời điểm này bán ra chưa đạt nổi 3 tấn. Đã một tháng nay, tôi không dám nhập cám mới mà vẫn dư hơn chục tấn trong kho. Đấy là chưa kể đến số cám lợn bị khách quen và các đại lý cấp II gửi trả lại mà tôi phải để riêng vì sợ lây bệnh. Giờ gần chục tỷ đồng tiền nợ trong các đại lý và các hộ chăn nuôi tôi không biết khi nào có thể thu hồi được.
Theo thống kê từ Chi cục Thú y tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có hơn 160 đại lý, cửa hàng kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đa số các đại lý, cửa hàng kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi lợn trên địa bàn đều bị ảnh hưởng. Mức thiệt hại nhẹ cũng từ vài triệu đồng, nặng có khi lên tới vài trăm triệu đồng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do lâu nay, các đại lý cám và hộ chăn nuôi vẫn duy trì kiểu bán hàng cung ứng trước cám, đến khi xuất bán lợn, bà con mới thanh toán tiền. Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện làm cho các hộ chăn nuôi gần như cạn kiệt vốn, dẫn đến việc không thể trả nợ đúng hạn cho các đại lý. Trong khi đó, các đại lý thức ăn chăn nuôi mua từ các công ty sản xuất thì phải thanh toán ngay sau khi nhận hàng nên nhiều đại lý rơi vào cảnh nợ nần.
Theo báo cáo mới nhất từ Chi cục Thú y tỉnh, hiện nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 24/6/2019, đã có trên 20 nghìn hộ chăn nuôi có lợn dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Tổng số lợn tiêu hủy lên đến hơn 140 nghìn con với tổng số tiền hỗ trợ các hộ hơn 300 tỉ đồng. Tuy nhiên, hiện nay, mới có hơn 300 hộ được hỗ trợ trên địa bàn các huyện: Văn Lãng, Hữu Lũng, Cao Lộc… Số hộ chưa được hỗ trợ còn rất nhiều nên gây chậm trễ trong việc trả nợ từ dân tới các cửa hàng, đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi.
Ông Nguyễn Nam Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết: Thời gian tới, người chăn nuôi sẽ tiếp tục gặp khó khăn và chưa thể tái đàn. Vì vậy, về phía các đại lý kinh đoanh thức ăn chăn nuôi nên chia sẻ khó khăn với bà con. Cùng với đó, các đại lý cũng nên đa dạng hóa các loại sản phẩm như: cám gà, vịt, thủy sản… cho phù hợp với cơ cấu chuyển đổi chăn nuôi trên địa bàn để vượt qua khó khăn trước mắt.
Thiết nghĩ, với thực trạng hiện nay, ngoài việc các cửa hàng, đại lý phải nỗ lực vượt qua khó khăn, các cấp, ngành cần sớm có giải pháp hỗ trợ, nhất là về vốn vay hoặc khoanh nợ, giãn nợ…
LƯƠNG THẢO
Nguồn: Báo Lạng Sơn
- thức ăn chăn nuôi li>
- giá tacn li>
- tacn li>
- kinh doanh li>
- Kinh doanh thức ăn li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất