Cục Chăn nuôi cho biết, nhiều mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh phối trộn vào thức ăn cho lợn, kết hợp với các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đã cho thấy tác dụng hạn chế dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).
Qua đó, khuyến nghị tăng cường mở rộng mô hình sử dụng các chế phẩm vi sinh cho chăn nuôi lợn
Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm cho rằng chăn nuôi lợn hữu cơ theo mô hình của Quế Lâm đề kháng rất tốt dịch bệnh.
Tại cuộc họp về giải pháp nghiên cứu vacxin, chế phẩm sinh học trong phòng chống DTLCP của Bộ NN-PTNT hôm qua (2/7), Cục Chăn nuôi cho biết nhiều chế phẩm sinh học được nghiên cứu SX và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN), trong xử lý môi trường chăn nuôi mang lại hiệu quả tích cực.
Bản chất của các chế phẩm này là các vi sinh vật có lợi (probiotic), các enzyme tiêu hóa để cải thiện sức khỏe, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn và sinh trưởng của vật nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
Probiotic là các vi sinh vật sống, chủ yếu thuộc 3 nhóm: vi khuẩn Lactic, bào tử Bacillus và nấm men Sacharomyces, được phân lập từ môi trường hoặc từ đường ruột của người và động vật, khi bổ sung cho vật nuôi sẽ có ảnh hưởng tích cực cho vật chủ.
Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh để ủ TĂCN đã được áp dụng từ lâu, thời gần đây xuất hiện trên thị trường một số chế phẩm NK có hoạt lực cao được các nông hộ và HTX chăn nuôi ứng dụng rất thành công trong SX với mục đích cải thiện hiệu quả chăn nuôi và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt việc sử dụng các chế phẩm này kết hợp với các giải pháp an toàn sinh học đã giúp nhiều cơ sở chăn nuôi lợn duy trì SX trong tình hình DTLCP đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Điển hình như mô hình chăn nuôi lợn bằng thức ăn lên men sinh học của Cty Cổ phần Fukoku Hà Long tại Hưng Yên.
Áp dụng mô hình chăn nuôi sinh học từ năm 2017, chủ cơ sở chăn nuôi Lưu Đình Độ, thôn Ninh Phúc, xã Hùng An, huyện Kim Động (Hưng Yên) chăn nuôi 200 lợn thịt, chế phẩm vi sinh probioitc mà cơ sở sử dụng có nguồn gốc từ nhập khẩu, có tên thương mại là “Fodder Yeast” do Cty SPG Fukoku, Nhật Bản sản xuất, có thành phần chính là nấm men hoạt tính Saccharomyces Cerevisiae ≥ 1 x 107 CFU/g. Liều dùng 2 kg/tấn thức ăn.
Thời gian nuôi trung bình một lứa lợn từ 30 kg đến 150 kg là khoảng 4,5 tháng. Tiêu tốn thức ăn đạt 2,8 – 3,0 kg, tỷ lệ móc hàm đạt 82 – 87%. Thịt lợn nuôi bằng thức ăn lên men mềm, ngon, ít nước (trung bình 5 – 7% nước trong thịt so với 17 – 25% khi nuôi bằng thức ăn không lên men). Đến thời điểm hiện tại, nhiều hộ chăn nuôi lợn trong khu vực bị nhiễm dịch tả lợn phải tiêu hủy, nhưng cơ sở này vẫn an toàn.
Một điển hình khác là mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ của Tập đoàn Quế Lâm tại Thừa Thiên- Huế. Tập đoàn Quế Lâm tổ chức chuỗi sản xuất thịt hữu cơ theo mô hình hợp tác với một số hộ chăn nuôi tại Miền Trung từ năm 2013 theo “Quy trình chăn nuôi lợn hữu cơ” mang thương hiệu Quế Lâm.
Ban đầu ứng dụng tại một mô hình nuôi 30 con/lứa đến nay đã có 15 mô hình nuôi 50 – 100 con/lứa tại gia trại của 5 huyện, thị xã tỉnh Thừa Thiên- Huế. Sản phẩm trong chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất được tiêu thụ tốt tại Huế và nhiều tỉnh thành.
Giống lợn trong chuỗi là giống F2 có ¾ máu ngoại, có nguồn gốc từ cơ sở giống an toàn dịch bệnh, bắt đầu nuôi từ 20 kg. Sau 110 ngày nuôi đạt khối lượng trung bình 95 kg (tăng trọng khoảng 650 g/con/ngày, tiêu tốn trên 3,0 kg thức ăn/kg tăng trọng – phù hợp với lợn giống lai F2 ¾ máu ngoại). Tỷ lệ móc hàm đạt 72 – 75 %. Mỗi đầu lợn nuôi trong mô hình mang lại hiệu quả lãi từ 370.000 đồng đến 677.000 đồng.
Ngoài ra, mô hình này chuồng nuôi không có mùi hôi, tiết kiệm nước và rửa chuồng; tận dụng được toàn bộ phân, nước tiểu lợn làm phân hữu cơ cho cây trồng. Lợn nuôi khỏe mạnh, không dùng bất cứ một loại kháng sinh nào, tỷ lệ sống đạt tới 100%.
Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh kết hợp với giải pháp an toàn sinh học đã giúp nhiều cơ sở chăn nuôi lợn duy trì SX trong tình hình DTLCP đang diễn biến ngày càng phức tạp. (Ảnh minh họa).
Đặc biệt hiện nay xung quanh mô hình có nhiều hộ chăn nuôi bị nhiễm dịch tả lợn chết và tiêu hủy 100%, nhưng toàn bộ lợn của 15 hộ chăn nuôi theo mô hình của Quế Lâm ở xen kẽ trong 5 huyện, thị của tỉnh Thừa Thiên- Huế đều không bị nhiễm dịch; lợn xuất chuồng của các hộ chăn nuôi nay vẫn được Cty thu mua ổn định với giá 46.000 đ/kg, trong khi giá lợn trên thị trường của tỉnh hiện nay đang trong khoảng 35.000 đ/kg.
Tại Hà Nội, mô hình chăn nuôi lợn bằng các chế phẩm sinh học của HTX Hoàng Long ở thôn Chi Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai nuôi 5.000 con sử dụng đồng thời cả 3 chế phẩm bổ sung vào thức ăn.
Kết quả, lợn khỏe mạnh, chất lượng thịt tốt được các cơ sở giết mổ và các bếp ăn tập thể lớn đặt mua; tỷ lệ móc hàm đạt trên 80% (khối lượng xuất chuồng trung bình khoảng 120 kg/con). Đến thời điểm hiện tại một số trại chăn nuôi trong xã đã bị nhiễm dịch, nhưng trại của hợp tác xã vẫn an toàn.
Từ những cơ sở trên, Cục Chăn nuôi kết luận, sử dụng chế phẩm vi sinh probiotic trong thức ăn chăn nuôi kết hợp với biện pháp an toàn sinh học là giải pháp có thể hạn chế được bệnh dịch tả đối với các cơ sở chăn nuôi hiện nay. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh probiotic bổ sung trong thức ăn chăn nuôi cho phép tận dụng được nguồn nguyên liệu, lao động sẵn có ở các nông hộ, địa phương làm giảm giá thành thức ăn chăn nuôi và nâng cao chất lượng sản phẩm vật nuôi (không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi).
Cục Chăn nuôi kiến nghị Bộ và các địa phương có chính sách khuyến khích áp dụng rộng rãi các mô hình chăn nuôi lợn nêu trên trong sản xuất.
Về chế phẩm vi sinh, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo rà soát hoàn thiện để tổng kết quy trình an toàn sinh học để ra hướng dẫn mới cho người chăn nuôi. Đồng thời, yêu cầu cần tổng kết quy trình sử dụng nhằm tiếp tục ứng dụng, đồng thời đặt nền móng cho việc tiến tới nghiên cứu, từng bước chủ động SX các chế phẩm vi sinh sử dụng cho TĂCN tại Việt Nam. Trước mắt, an toàn sinh học vẫn là vũ khí duy nhất để chiến đấu với vi rút dịch.
HOÀNG ANH – TRƯỜNG GIANG
Nguồn: nongnghiep.vn
- chăn nuôi lợn li>
- ngành chăn nuôi lợn li>
- chế phẩm vi sinh li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất