Những năm gần đây, tại các tỉnh ÐBSCL, nhiều người dân đã chuyển dịch sang nghề nuôi động vật như: trăn, rắn, nhím, ba ba, cua đinh, cá sấu… Ðặc biệt, mô hình nuôi chồn hương đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên khá giả, điển hình như ông Trần Văn Long, 51 tuổi, ở ấp Phước Chí A, xã Bình Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Ông Trần Văn Long và con chồn hương đã thuần dưỡng.
Chồn hương có người còn gọi là cầy hương, cầy xạ (tên khoa học là Viverricula indica). Loại chồn này thịt rất thơm ngon, mềm và bổ dưỡng. Con trưởng thành nặng từ 3-5kg. Đặc biệt, chồn hương đực có tuyến xạ hương có vị cay và tính ấm, nhất là trong thời kỳ động đực nên được y học dân gian coi là một trong những dược liệu quý. Dân gian gọi là chồn hương, còn khi hộ nuôi đăng ký với kiểm lâm có tên là “cầy vòi hương”.
Ông Trần Văn Long bắt đầu nuôi chồn hương từ năm 2016. Ông đã đầu tư trên 500 triệu đồng để mua con giống và xây chuồng trại. Theo ông chồn hương tuy là động vật hoang dã nhưng rất dễ thuần hóa, cách chăm sóc cũng đơn giản vì ít khi bị dịch bệnh. Tuy nhiên, muốn nuôi chồn cho sinh sản không đơn giản. Người nuôi phải có kinh nghiệm, hiểu rõ tập quán sinh trưởng của chúng, nhất là khâu chọn giống, chọn thức ăn và chuồng trại phải đúng quy cách. Thời gian đầu nuôi động vật hoang dã, ông Long thất bại vì hầu hết vật nuôi đều bị viêm đường tiêu hóa do thức ăn chưa phù hợp. Sau một thời gian rút kinh nghiệm, ông đã tìm tòi, nghiên cứu thay đổi thức ăn và thường xuyên tiêm chủng, chồn mới phát triển nhanh chóng. Phần đông người nuôi chồn đều cho ăn trái cây, tôm, cá… nên dễ bị bệnh đường ruột. Riêng ông cho chồn ăn thức ăn viên mỗi ngày 1 lần vào lúc 16 giờ. Ngoài ra ông còn cho chúng ăn thêm chuối chín để giúp cho bộ lông mượt mà. Đặc biệt chồn sinh sản ông cho ăn thêm cá trê con để tăng thêm nguồn năng lượng.
Chồn hương nuôi trong chuồng có lưới bao.
Lúc đầu ông Long chỉ thả nuôi vài chục con, sau tăng dần, hiện ông đang sở hữu 47 con cái, 5 con đực và hàng trăm con chồn con. Cũng theo ông Long, muốn cho chồn hương tăng đàn nhanh, đạt năng suất cao, trước hết chuồng trại phải cao ráo, yên tĩnh, nhất là nên tránh chỗ mưa tạt gió lùa. Về chuồng nuôi, hiện nay mỗi người mỗi cách khác nhau, có người xây bằng gạch, tráng xi măng, có người làm chuồng cây, nhưng xung quanh phải bao lưới chắc chắn. Điều quan trọng là diện tích chuồng phải rộng, thoáng để giúp cho chồn bố mẹ vận động. Càng vận động chồn càng khỏe, đẻ nhiều, đẻ sai và nuôi con an toàn hơn là nhốt trong những chiếc lồng nhỏ hẹp và tăm tối. Theo ông Long chuồng trại là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cho chồn đẻ. Hiện trang trại của ông chỉ rộng 100m2, nhưng bố trí thành 10 chuồng xi măng và 10 chuồng cây, giúp cho đàn chồn phát triển dễ dàng và thuận lợi.
Chồn con nuôi sau 6 tháng có thể bán thịt, còn muốn nuôi đẻ phải mất trên 1 năm mới bắt đầu giao phối. Chồn cho ăn đầy đủ, nuôi đúng kỹ thuật mỗi năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 3 – 6 con. Sau khi sinh con, chồn mẹ tự cho con bú. Sau 60 ngày tuổi, người nuôi có thể tách con ra nuôi riêng. Giá bán chồn thương phẩm hiện nay từ 1,5-1,7 triệu đồng/con. Đặc biệt, chồn cái đang trong thời kỳ sinh sản có giá trên 20 triệu đồng/con. Khách hàng đến từ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Huế là nhiều nhất… Theo tính toán, sau khi trừ hết các chi phí, mỗi năm ông còn lời từ 200-300 triệu đồng.
Ngoài sản xuất kinh doanh, ông còn tư vấn kỹ thuật cho người nuôi, thu mua chồn con của các hộ nuôi nhỏ lẻ về thuần dưỡng theo cách riêng của ông. Nhờ vậy mà người nuôi chồn yên tâm không sợ đầu ra bị gặp khó.
Bà Nguyễn Thị Dung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Phước, huyện Mang Thít, cho biết: Mô hình nuôi chồn hương của ông Long đạt hiệu quả kinh tế cao là nhờ con giống tốt, chuồng trại xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và được chăm sóc kỹ lưỡng.
Bài, ảnh: Thành Hiệp
Nguồn: Báo Cần Thơ
- chăn nuôi chồn hương li>
- chồn hương li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất