Từ nghèo khó, nhờ chăn nuôi kết hợp với trồng cây thanh long, gia đình anh Phạm Bá Tuần ở thôn 3, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã trở nên khá giả.
Anh Phạm Bá Tuần chăm sóc đàn ngan đẻ. Ảnh: Minh Đường
Sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp lại đông anh em nên khi lập gia đình, Phạm Bá Tuần chẳng có mấy vốn liếng trong tay. Đặc biệt, cuộc sống gia đình anh Tuần càng khó khăn hơn khi vợ con thường xuyên đau ốm.
Năm 2014, được Hội Phụ nữ xã hướng dẫn vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng CSXH anh đã chọn mua một cặp bò để phát triển kinh tế gia đình.
Ngoài ra, để có thêm đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống thường ngày, anh trồng thêm rau, dưa, khoai, sắn… mùa nào thức ấy, hôm nào cũng có vài món để vợ mang ra chợ bán.
Với sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó nên chỉ khoảng 2 năm sau gia đình anh đã thoát nghèo và trả xong nợ. Như được tiếp thêm động lực, năm 2016 gia đình anh Tuần vay thêm 30 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo để chăn nuôi thêm con lợn, con gà và kiên cố lại chuồng trại.
Nhận thấy trong vùng chưa có ai nuôi ngan lấy trứng, anh đã nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và quyết định mua 500 con ngan giống về nuôi. Ngoài ra anh còn trồng 400 trụ thanh long ruột đỏ. Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời, đưa các loại cây con mới vào chăn nuôi, trồng trọt đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Đàn gia súc, gia cầm của gia đình anh Tuần luôn khỏe mạnh, phát triển tốt. Riêng với 500 con ngan đẻ trứng, mỗi ngày anh lãi 500 nghìn đồng. Còn vườn thanh long, vợ anh cho biết: Từ đầu năm đến nay, chị đã mang ra chợ bán được 4 lứa, mỗi lứa thu ngót chục triệu đồng. Gia đình anh Tuần còn có thu nhập từ các cây màu trồng xen trong vườn, từ lợn, gà… mỗi năm cũng để ra được 120-140 triệu đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ngan, anh Tuần cho biết: Nuôi ngan đẻ không khác với nuôi ngan thương phẩm. Chỉ lưu ý trong quá trình nuôi chuồng trại phải sạch sẽ và có bể tắm, chỗ phơi nắng cho ngan. Ngoài ra, cần chọn vị trí thoáng mát và yên tĩnh để làm chuồng trại, làm như vậy con ngan mới đẻ tốt được.
Trung bình, ngan sau khi nuôi khoảng 6 tháng là bắt đầu đẻ, phải sang tháng thứ 8 ngan mới đẻ đều, trứng to và tỷ lệ đẻ cao, khoảng 70% và cho khai thác trứng liên tục trong khoảng 8 tháng liền. Trứng ngan được thương lái thu mua tận nhà với giá dao động từ 6.000-7.000 đồng/quả.
Cũng theo anh Tuần, nuôi ngan lấy trứng rất hay là sau khi khai thác trứng xong, ngan bố mẹ sẽ được bán thịt với giá cao hơn từ 20-30 ngàn đồng so giá ngan thịt bình thường. Ngoài ra, phân ngan còn là loại phân bón đặc biệt để trái thanh long vừa to vừa ngọt.
Về dự định trong tương lai, anh Tuần không chút giấu diếm: “Tôi đã làm thủ tục vay thêm 100 triệu đồng từ chương trình cho vay mới thoát nghèo để chuẩn bị trồng thêm 500 trụ thanh long nữa. Bên cạnh đó, nhân rộng đàn ngan đẻ lên 2.000 con. Với quy mô sản xuất như vậy gia đình mới có thể thoát nghèo bền vững và sớm trở nên khá giả được”.
Hà Phương
Nguồn: Báo Ninh Bình
- chăn nuôi ngan li>
- nuôi ngan li>
- kỹ thuật nuôi ngan li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất