Với mức đầu tư 1,2 tỷ đồng, được trang bị máy móc hiện đại như: máy siêu âm, máy phân tích máu, máy chụp X-quang, bàn mổ… cùng 10 bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi, Bệnh viện Thú y Diễn Châu (Trạm Chăn nuôi và Thú y Diễn Châu) là địa chỉ tin cậy đối với khách hàng yêu thích “thú cưng” đến tư vấn chăm sóc, làm đẹp và điều trị nội trú cho vật nuôi.
Hiện nay, “thú cưng” được nhiều người dân từ thành thị đến nông thôn yêu thích và nuôi tại gia đình. Nhưng vì công việc bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho thú cưng của mình.
Anh Cao Văn Thành ở xã Diễn Tân (Diễn Châu) là người có đam mê nuôi giống chó cảnh Alaska từ nhiều năm nay. Nhưng do anh Thành không có chuyên môn về chăm sóc nên mỗi khi chúng bị bệnh, anh chỉ biết tự mua thuốc thú y về chữa trị nên không hiệu quả. Ngay khi có Bệnh viện Thú y Diễn Châu đi vào hoạt động, anh đã mang chó cảnh đến để được đội ngũ bác sỹ tư vấn, điều trị chăm sóc đúng quy trình.
Theo anh Cao Văn Thành, chó, mèo ngày nay không chỉ đơn thuần là một con thú nuôi mà đã trở thành “thú cưng”, thành viên quan trọng trong đời sống của các người chủ nuôi. Tuy nhiên, dù cho bạn có chăm sóc tốt như thế nào thì thú cưng cũng sẽ có lúc bị ốm đau. Nhưng khó khăn ở đây là người nuôi khó có thể tự “bắt bệnh” cho chúng. Vì vậy, cần phải có các bác sỹ thú y giàu kinh nghiệm cùng một bệnh viện với trang thiết bị đi kèm để có thể chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả…
Anh Cao Văn Thành cho hay: “Qua một thời gian đưa chó cảnh đến Bệnh viện Thú y Diễn Châu chăm sóc, tôi thấy đội ngũ bác sỹ thú y ở đây nhiệt tình, có kinh nghiệm; bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hiện đại nên rất tin tưởng và yên tâm”.
Chị Nguyễn Phương Mai (ở thôn 7, xã Diễn Kỷ) cũng luôn tranh thủ mỗi tháng 1 lần đưa thú cưng yêu quý – là chó cảnh giống Bắc Kinh thuần chủng đến Bệnh viện Thú y Diễn Châu để được thăm khám và làm đẹp. Chị Mai nói: “Giống chó cảnh này khá dễ nuôi, nhưng do có bộ lông dài nên phải chú ý tắm rửa và cắt tỉa thường xuyên… Vật nuôi cũng như con người, chúng cần được chăm sóc sức khỏe định kỳ, để chúng không dễ mắc bệnh mà còn sạch sẽ, an toàn cho cả người nuôi”.
Bệnh viện Thú y Diễn Châu do Trạm Chăn nuôi và Thú y thành lập trên cơ sở theo quy định về chức năng nhiệm vụ được cho phép, với mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ đồng, quy mô 3 phòng, với diện tích 120m2, được trang bị máy móc hiện đại như: máy siêu âm, máy phân tích và xét nghiệm mẫu máu, máy chụp X-quang, bàn mổ, giường điều trị…
Bệnh viện có 10 bác sỹ thú y, kỹ sư chăn nuôi được đào tạo bài bản, không chỉ đảm bảo các dịch vụ như khám lâm sàng, siêu âm, phẫu thuật, tư vấn chăm sóc, điều trị, tiêm vắc-xin phòng bệnh mà còn có các dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp đi kèm như cắt tỉa chải lông, tắm ve, cắt móng đeo, cắt móng chân, vệ sinh tai. Bên cạnh đó, trong quá trình chữa bệnh, có những trường hợp phải lưu trú tại bệnh viện thì hệ thống chuồng trại cùng cơ sở vật chất cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong việc đảm bảo sự thoải mái của thú cưng.
Sự ra đời bệnh viện thú y đầu tiên ở tuyến huyện cho thấy, sự năng động, đáp ứng xu thế tất yếu hiện nay của người dân nuôi “thú cưng” trong nhà ngày càng nhiều…
Tuy mới đi vào hoạt động từ giữa tháng 6/2019, nhưng hàng ngày có nhiều người dân trong và ngoài huyện mang thú cưng đến bệnh viện để được thăm khám điều trị và làm đẹp. Cùng đó, khách hàng được bác sỹ thú y tư vấn quy trình chăm sóc cũng như cách phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi tại nhà, nhằm hạn chế sự lây bệnh từ động vật sang người.
Ông Đặng Văn Minh – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho rằng: Bệnh viện Thú y Diễn Châu ra đời là hướng đi đúng và có tính tương lai lâu dài, nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, nhân viên ngành chăn nuôi thú y. Trên cơ sở kinh nghiệm của đội ngũ bác sỹ của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Diễn Châu, ngoài việc trực tiếp điều trị các loại vật nuôi tại chỗ thông qua việc khám lâm sàng, tư vấn điều trị, bệnh viện còn là nơi để hỗ trợ tích cực cho người chăn nuôi trong công tác vệ sinh tiêu độc, tiêm phòng vắc-xin và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
Với vai trò quan trọng như vậy, nên sự ra đời của bệnh viện thú y được chính quyền huyện Diễn Châu cũng như nhân dân đánh giá cao. Ông Nguyễn Trọng Bốn – Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Diễn Châu cho rằng: “Bước đầu đi vào hoạt động, đơn vị đã đào tạo được nguồn nhân lực về y, bác sỹ và mua sắm trang thiết bị, phục vụ khám, điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Đây là địa chỉ tin cậy về tư vấn khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực chăn nuôi, thú y đối với các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện cũng như các địa phương khác”.
Với việc ngày càng có nhiều “thú cưng” nuôi tại nhà và phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, Bệnh viện Thú y Diễn Châu ra đời góp phần đảm bảo an toàn vật nuôi trên địa bàn huyện và trong khu vực. Qua đó, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khẳng định vai trò cho đội ngũ y, bác sỹ thú y huyện Diễn Châu.
Trung Hoàng
Nguồn: kinhtevadubao.vn
- Nghệ An li>
- Thú cưng li>
- Bệnh viện thú y li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất