[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã có buổi làm việc với Bộ NN&PTNT để bàn giải pháp hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu vắc xin bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF). Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã chuyển giao giống virus được nghiên cứu thành công và đã cắt bỏ gien độc cho Việt Nam.
Ngày 10/02, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã tiếp đoàn chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – những người trực tiếp nghiên cứu và tạo ra một chủng virus nhược độc có hiệu quả tốt chống lại chủng virus ASF đang gây ra các ổ dịch tại Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á hiện nay.
Đoàn chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, bao gồm TS. Cyril Gay, Trưởng Chương trình Bảo vệ và Chăn nuôi động vật; TS. Manuel Borca, Trưởng nhóm nghiên cứu các bệnh ngoại lai của Hoa Kỳ; TS. Douglas Galdue, Nghiên cứu chính về bệnh dịch tả lợn Châu Phi và một số đơn vị liên quan của phía Hoa Kỳ.
Tại buổi làm việc, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã chuyển giao giống virus được nghiên cứu thành công và đã cắt bỏ gien độc cho Việt Nam. Việc chuyển giao này sẽ giúp nghiên cứu, tiến tới sản xuất vaccine ASF ngay tại Việt Nam. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cũng cam kết hỗ trợ cán bộ kỹ thuật giữa hai nước để cùng triển khai nghiên cứu, xây dựng quy trình đánh giá chất lượng vaccine để Việt Nam sớm ban hành tiêu chuẩn kiểm nghiệm sau khi nghiên cứu thành công.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã chuyển giao giống virus được nghiên cứu thành công và đã cắt bỏ gien độc cho Việt Nam. Việc chuyển giao này sẽ giúp nghiên cứu, tiến tới sản xuất vắc xin ASF ngay tại Việt Nam.
Những chuyên gia Hoa Kỳ đã trực tiếp tổ chức nghiên cứu thành công vaccine phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi bằng cách xóa đoạn gien I177L cho miễn dịch tốt chống lại chủng vi rút dòng Á-Âu đang lưu hành hiện nay – có nguồn gốc từ chủng Georgia năm 2007 (ASFV-G), kiểu gen II.
ASF đã khiến cho ngành chăn nuôi của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam điêu đứng
Lợn được tiêm bắp với virus nhược độc được xóa gien I177L (viết tắt là ASFV-G-ΔI177L) với liều tiêm từ 102 đến 106 HAD50 vẫn khỏe mạnh bình thường về lâm sàng trong thời gian theo dõi là 28 ngày. Tất cả lợn được tiêm virus ASFV-G-ΔI177L đều cho lượng virus huyết thấp và không bài thải virus ra môi trường.
Quan trọng hơn là khi công cường độc với chủng virus độc lực cao ASFV-G thì những con lợn đã được tiêm vaccine được bảo hộ tốt. Như vậy, chủng virus vaccine nhược độc ASFV-G-ΔI177L là một trong số ít các chủng virus dịch tả lợn Châu Phi có thể cho bảo hộ cao chống lại chủng virus cường độc ASFV-G và là loại vaccine đầu tiên có khả năng tạo miễn dịch tốt chống lại chủng virus dịch tả lợn Châu Phi đang gây ra các ổ dịch hiện nay.
Kết luận được nhóm chuyên gia Hoa Kỳ đưa ra là, cơ chế miễn dịch bảo hộ chống lại chủng virus cường độc trên lợn vẫn chưa được phân tích kỹ, tuy nhiên chủng virus nhược độc ASFV-G-ΔI177L cho thấy có sự tương quan về việc sản sinh kháng thể đặc hiệu kháng virus ASF với sự bảo hộ đối với virus ASF độc lực cao.
“Mặc dù liều tiêm vaccine nhược độc khác nhau nhưng khi công cường độc, các lô lợn thí nghiệm đều sinh kháng thể và đều đạt mức bảo hộ sau 14 ngày. Chủng virus nhược độc ASFV-G-ΔI177L được đề xuất sử dụng để sản xuất vaccine đối với chủng virus dịch tả lợn Châu Phi đang gây bệnh tại Châu Âu, Trung Quốc và Đông Nam Á hiện nay” – nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cam kết, sẽ hỗ trợ cán bộ kỹ thuật giữa hai nước để cùng triển khai nghiên cứu, xây dựng quy trình đánh giá chất lượng vaccine để Việt Nam sớm ban hành tiêu chuẩn kiểm nghiệm sau khi nghiên cứu thành công.
V.M
Từ chiều ngày 10-14/2, các đơn vị và doanh nghiệp có tiềm năng, có khả năng đầu tư, phối hợp nghiên cứu, sản xuất vaccine của Việt Nam, bao gồm: Công ty CP Tập đoàn Dabaco, Công ty CP Thuốc thú y Trung ương 5, Công ty CP Thuốc thú y Navetco sẽ bố trí tiếp, làm việc cụ thể về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- vắc xin dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất